Doanh nghiệp

Hệ sinh thái NextTech của Shark Bình: Từ 'Alibaba của Việt Nam' đến 'lùm xùm' Ngân Lượng nợ thuế

Hoàng Ngân 15/06/2024 6:37

Tiền thân của hệ sinh thái NextTech là công ty phần mềm được Shark Bình thành lập khi còn là sinh viên.

Shark Bình, tên đầy đủ là Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1981, khởi nghiệp với CTCP Giải pháp phần mềm Hoà Bình (PeaceSoft), chuyên viết phần mềm cho doanh nghiệp từ khi còn là sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001.

Hành trình trở thành Alibaba của Việt Nam

Ông từng mô tả PeaceSoft hồi đầu hội tụ cả 3 không: Không vốn liếng, không trụ sở, không nhân viên. Công việc của Shark Bình khi đó là đánh du kích các dự án công nghệ thông tin, săn giải thưởng ở các cuộc thi phần mềm để chuẩn bị cho các bước tiến sau này.

Sau khi nhận vốn từ quỹ IDG Ventures, PeaceSoft phát triển mạnh mẽ và trở thành đối tác thương mại điện tử của eBay tại Việt Nam. Năm 2016, ông Bình tái cấu trúc công ty thành NextTech Group, nhằm mở rộng hoạt động và tham gia vào các lĩnh vực lớn hơn.

Hệ sinh thái NextTech của Shark Bình: Từ 'Alibaba của Việt Nam' đến 'lùm xùm' Ngân Lượng nợ thuế
Doanh nhân Nguyễn Hoà Bình khởi nghiệp với PeaceSoft

>> Cổng thanh toán Ngân Lượng từng được ví như 'gà đẻ trứng vàng' của Shark Bình đang nợ thuế số tiền 'khủng'

Hiện tại, ông Nguyễn Hoà Bình nắm giữ 70% vốn của NextTech, ông Nguyễn Huy Hoàng nắm 29,5% và Công ty TNHH đầu tư Phúc An Hải sở hữu 0,5%.

NextTech đã cho ra mắt nhiều sản phẩm và dịch vụ mới như mPOS, WeShop, Boxme, và Vimo, đồng thời mở rộng ra các nước như Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Trung Quốc.

NextTech từng được ví như "Alibaba của Việt Nam" và được bầu chọn vào Top 10 doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet tại Việt Nam giai đoạn 2007-2017.

Trong danh mục đầu tư của mình, NextTech đã rót vốn vào hơn 20 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ tài chính và truyền thông. Một số tên tuổi nổi bật phải kể đến là ví điện tử Ngân Lượng và Vimo, nền tảng thanh toán AlePay, mPOS, và Tienngay.vn.

Hệ sinh thái NextTech của Shark Bình: Từ 'Alibaba của Việt Nam' đến 'lùm xùm' Ngân Lượng nợ thuế
Nguồn: NextTech Group

Ở lĩnh vực thương mại điện tử, NextTech đầu tư vào các nền tảng như Misell, Pushsale, Cuccu và Coolmate.

Hệ sinh thái NextTech của Shark Bình: Từ 'Alibaba của Việt Nam' đến 'lùm xùm' Ngân Lượng nợ thuế
Nguồn: NextTech Group

Về mảng e-logistic, công ty này đầu tư vào Boxme, HeyU, và FastGo; còn trong lĩnh vực truyền thông là TopCV, Schola và Tick.com.

Hệ sinh thái NextTech của Shark Bình: Từ 'Alibaba của Việt Nam' đến 'lùm xùm' Ngân Lượng nợ thuế
Nguồn: NextTech Group

Trong đó, ngoài Ngân Lượng hay Vimo, một khoản đầu tư đáng chú ý của NextTech là rót gần 10 tỷ đồng vào TopCV. Tuy nhiên, đại diện của TopCV cho biết, công ty chỉ nhận khoản tiền đầu tư chứ không thuộc về Hệ sinh thái của NextTech.

>> Tài tình như Shark Bình: 4 năm trước đã khuyên cháu Chủ tịch Nguyễn Đức Tài bỏ học livestream bán hàng, đoán trúng xu hướng của tương lai

'Lùm xùm' Ngân Lượng nợ thuế

Mới đây, Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ra kết luận thanh tra thuế tháng 5/2024, CTCP Cổng trung gian thanh toán Ngân Lượng bị xử phạt về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Tổng số tiền mà Ngân Lượng bị xử phạt và truy thu lên tới hơn 1,2 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Ngân Lượng, thành lập ngày 10/9/2012, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin. Ban đầu, doanh nghiệp có vốn điều lệ là 52 tỷ đồng, với ông Nguyễn Hoà Bình làm Chủ tịch HĐQT và ông Đinh Hồng Quân làm Tổng Giám đốc. Đáng chú ý, Ngân Lượng từng bán 50% vốn cho Mol Accessport Al And.Bhd, nhưng đến cuối năm 2018, nhà đầu tư Malaysia thoái vốn và Nganluong Holdings Limited đã thay thế, sở hữu 50% vốn điều lệ.

Thông tin trên website của Ngân Lượng, đơn vị này tự hào là cổng thanh toán internet banking lớn nhất Việt Nam, cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến qua tài khoản internet banking vào tài khoản ví điện tử ngânlượng.vn.

Đây là một trong những sản phẩm thành công đầu tiên trong hệ sinh thái của Shark Bình. Ngân Lượng được coi là "con gà đẻ trứng vàng" cho NextTech Group.Từ năm 2016 đến 2019, Ngân Lượng mang về cho NextTech tổng cộng 166 tỷ lợi nhuận.

Tuy nhiên, năm 2018, vụ đánh bạc nghìn tỷ nghìn tỷ do Phan Sào Nam cầm đầu đã lộ diện nhiều công ty thanh toán trung gian liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ nạp tiền đánh bạc bằng thẻ cào cho đường dây tổ chức đánh bạc Rikvip/Tip.club. Cổng thanh toán Ngân Lượng là một trong những đơn vị trung gian trong vụ án này.

>> Startup thương mại điện tử nào sẽ được Shark Bình 'chọn mặt gửi vàng' để đầu tư 1 triệu USD?

Cổng thanh toán Ngân Lượng từng được ví như 'gà đẻ trứng vàng' của Shark Bình đang nợ thuế số tiền 'khủng'

Tài tình như Shark Bình: 4 năm trước đã khuyên cháu Chủ tịch Nguyễn Đức Tài bỏ học livestream bán hàng, đoán trúng xu hướng của tương lai

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/he-sinh-thai-nexttech-cua-shark-binh-tu-alibaba-cua-viet-nam-den-lum-xum-ngan-luong-no-thue-238740.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hệ sinh thái NextTech của Shark Bình: Từ 'Alibaba của Việt Nam' đến 'lùm xùm' Ngân Lượng nợ thuế
    POWERED BY ONECMS & INTECH