Du ngoạn

Hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam dài 230km: Được ví như ‘Hạ Long trên núi’, cấp nước cho công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á thế kỷ 20

Hải Châu 27/08/2024 00:28

Hồ Hòa Bình là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.

Hồ Hòa Bình là một công trình ấn tượng trên sông Đà, trải dài 230km từ Hòa Bình đến Sơn La, với dung tích khổng lồ lên tới 9,5 tỷ m³. Để dễ hình dung, khối lượng nước này đủ để cung cấp cho toàn bộ dân số Việt Nam trong khoảng 2 năm 7 tháng, giả sử mỗi người tiêu thụ 100 lít nước mỗi ngày.

Hồ Hòa Bình là một công trình ấn tượng trên sông Đà, trải dài 230km từ Hòa Bình đến Sơn La, với dung tích khổng lồ lên tới 9,5 tỷ m³. Ảnh: MIA

Hồ Hòa Bình là một công trình ấn tượng trên sông Đà, trải dài 230km từ Hòa Bình đến Sơn La, với dung tích khổng lồ lên tới 9,5 tỷ m³. Ảnh: MIA

Diện tích mặt nước của hồ lên tới 80km², gấp 16 lần hồ Tây và 667 lần hồ Gươm. Hồ Hòa Bình chính là nguồn cung cấp nước thiết yếu cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Nhà máy có công suất 1.920MW và hệ thống 8 tổ máy cùng 12 cửa xả đáy, đây cũng từng là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á trong thế kỷ 20.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình - Công trình thế kỷ của Việt Nam

Khởi công xây dựng vào năm 1979 và hoàn thành vào năm 1994, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình không chỉ nổi bật về quy mô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lũ và cung cấp điện. Với hệ thống 12 cửa xả đáy, nhà máy có khả năng kiểm soát lượng nước một cách hiệu quả. Dù vậy, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình vào năm 2017, nếu phải mở toàn bộ cửa xả đáy, thành phố Hòa Bình và nhiều xã vùng thấp có thể phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt. Tuy nhiên, đến nay, nhà máy chưa bao giờ phải mở hết các cửa xả đáy.

Nhà máy có hệ thống 12 cửa xả đáy, nhà máy có khả năng kiểm soát lượng nước một cách hiệu quả. Ảnh: CafeF

Nhà máy có hệ thống 12 cửa xả đáy, nhà máy có khả năng kiểm soát lượng nước một cách hiệu quả. Ảnh: CafeF

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có bốn nhiệm vụ chính: Điều tiết lũ bảo vệ an toàn cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, cung cấp điện, thúc đẩy du lịch và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế địa phương. Du khách có thể tham quan hầm các tổ máy, khám phá nhà truyền thống lưu giữ "bức thư thế kỷ" và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đập tràn.

Quy hoạch phát triển thành Khu du lịch Quốc gia

Hồ Hòa Bình còn nổi bật với 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi và 36 đảo núi đất, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Khu vực này thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm, được ví như "Hạ Long trên núi", hồ cũng đóng góp đáng kể vào ngành du lịch tỉnh Hòa Bình. Năm 2023, tỉnh đón 3,8 triệu lượt khách, trong đó hồ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch.

Hồ Hòa Bình thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm, được ví như

Hồ Hòa Bình thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm, được ví như "Hạ Long trên núi", đóng góp đáng kể vào ngành du lịch tỉnh. Ảnh: CafeF

Ngoài du lịch, hồ Hòa Bình còn có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thủy sản. Theo thống kê năm 2022, hồ có khoảng 4.900 lồng nuôi cá, tạo việc làm ổn định cho gần 2.000 lao động địa phương, với sản lượng đạt khoảng 8.000 tấn, đủ cung cấp thực phẩm cho 3/4 dân số tỉnh Hòa Bình trong một năm.

Năm 2022, hồ có khoảng 4.900 lồng nuôi cá, tạo việc làm ổn định cho gần 2.000 lao động địa phương, với sản lượng đạt khoảng 8.000 tấn. Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam

Năm 2022, hồ có khoảng 4.900 lồng nuôi cá, tạo việc làm ổn định cho gần 2.000 lao động địa phương, với sản lượng đạt khoảng 8.000 tấn. Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam

Nhận thấy tiềm năng phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030. Theo quy hoạch, hồ sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn nhất tỉnh và là một trong 12 Khu du lịch Quốc gia trọng điểm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, với sản phẩm du lịch đặc trưng là trải nghiệm văn hóa Mường kết hợp với hệ sinh thái lòng hồ.

Trong tương lai, Hồ Hòa Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn nhất tỉnh và là một trong 12 Khu du lịch Quốc gia trọng điểm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Ảnh: Intenet

Trong tương lai, Hồ Hòa Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn nhất tỉnh và là một trong 12 Khu du lịch Quốc gia trọng điểm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Ảnh: Intenet

Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh Hòa Bình đang đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình kết nối với Đại lộ Thăng Long và tuyến đường tỉnh 435 từ thành phố Hòa Bình lên cảng Thung Nai. Tỉnh cũng đã kêu gọi 16 dự án du lịch dịch vụ với tổng vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng, trên diện tích khoảng 14,4km², nhằm tăng sức hút đối với du khách và đưa hồ trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc gia.

Dự án mở rộng được “rót” thêm 9.200 tỷ đồng để tăng công suất

Từ khi đi vào hoạt động cho đến hết năm 2020, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cung cấp hơn 250 tỷ kWh điện và đóng góp hơn 1.000 tỷ đồng vào ngân sách tỉnh Hòa Bình mỗi năm. Để nâng cao khả năng cung cấp điện và khai thác hiệu quả nguồn nước vào mùa lũ, dự án mở rộng nhà máy đã được khởi công đầu năm 2021.

Dự án mở rộng được “rót” thêm 9.200 tỷ đồng để tăng công suất cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: EVN

Dự án mở rộng được “rót” thêm 9.200 tỷ đồng để tăng công suất cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: EVN

Dự án mở rộng, với tổng mức đầu tư 9.200 tỷ đồng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, sẽ được thực hiện tại phường Phương Lâm và cửa lấy nước ở phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình. Dự án này sẽ bổ sung thêm 480MW công suất với hai tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240MW. Dự kiến, sản lượng điện phát bình quân hàng năm sẽ đạt khoảng 488,3 triệu kWh, đủ cung cấp cho cả nước trong nửa ngày cao điểm.

Dự án mở rộng sẽ bổ sung thêm 480MW công suất với hai tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240MW. Ảnh: Internet

Dự án mở rộng sẽ bổ sung thêm 480MW công suất với hai tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240MW. Ảnh: Internet

Khi hoàn thành, tổng công suất của Thủy điện Hòa Bình sẽ đạt 2.400MW, tương đương công suất của Thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á hiện tại. Cùng với Thủy điện Lai Châu (1.200MW), chuỗi nhà máy trên sông Đà sẽ có tổng công suất lên đến 6.000MW, đóng góp 30% vào sản lượng điện quốc gia.

Dự án thi công hiện đang hoạt động hết công suất với sự tham gia đông đảo của công nhân và máy móc. Theo dự tính, dự án mở rộng nhà máy sẽ bắt đầu phát điện tổ máy 1 vào tháng 6/2025 và tổ máy 2 vào tháng 7/2025, với quy mô bao gồm 2 tổ máy và tổng công suất 480MW, dự kiến hoàn thành toàn bộ vào tháng 8/2025.

Nhà máy thủy điện lớn thứ 5 miền Bắc được chi 3.400 tỷ đồng để 'lên đời', có thể cấp nước cho cả Việt Nam trong 100 ngày

Tỉnh sở hữu nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á, sẽ là cực phát triển quan trọng của vùng Tây Bắc

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ho-chua-nuoc-nhan-tao-lon-nhat-viet-nam-dai-230km-duoc-vi-nhu-ha-long-tren-nui-cap-nuoc-cho-cong-trinh-thuy-dien-lon-nhat-dong-nam-a-the-ky-20-d129697.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam dài 230km: Được ví như ‘Hạ Long trên núi’, cấp nước cho công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á thế kỷ 20
POWERED BY ONECMS & INTECH