Nhà máy thủy điện lớn thứ 5 miền Bắc được chi 3.400 tỷ đồng để 'lên đời', có thể cấp nước cho cả Việt Nam trong 100 ngày
Nhà máy thủy điện lớn thứ 5 miền Bắc với tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ sắp được chi 3.400 tỷ đồng để nâng công suất từ 342MW hiện tại lên 462MW.
Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), được khởi công xây dựng từ cuối năm 2002 và chính thức hòa vào lưới điện quốc gia năm 2008; đây là nhà máy thủy điện lớn thứ 5 miền Bắc (sau Nhà máy Thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Huội Quảng) với vùng lòng hồ rộng lớn trải dài hơn 8.000ha trên thượng nguồn sông Gâm và sông Năng.
Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang có tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và Tổng Công ty Sông Đà thực hiện thi công.
>>Quy hoạch TP. HCM đến năm 2050: Thêm một đô thị mới, quy mô kinh tế đạt 1,8 triệu tỷ USD
Nhà máy thủy điện lớn thứ 5 cả nước có đập chính cao 97,3m, tương đương tòa nhà 30 tầng. Dung tích của hồ có thể chứa đến 1 tỷ m3 nước. Theo tính toán, nếu mỗi người trung bình dùng hết 100 lít nước mỗi ngày thì lượng nước này có thể đủ cho toàn dân Việt Nam dùng trong vòng 100 ngày.
"Cỗ máy" thủy điện này có 3 nhiệm vụ chính gồm: Phòng chống lũ cho đồng bằng sông Hồng và TP. Tuyên Quang; tạo ra nguồn điện cung cấp cho điện lưới quốc gia và cung cấp nước vào mùa khô cho Đồng bằng sông Hồng.
Mặc dù nhiệm vụ phát điện chỉ đứng thứ 2 nhưng Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang cũng đã đóng góp một sản lượng lớn cho hệ thống điện quốc gia với 3 tổ máy, tổng công suất 342MW.
Lượng điện sản xuất trung bình hàng năm gần 1,33 tỷ kWh. Nếu mỗi hộ gia đình dùng 100kWh (100 số điện) mỗi tháng thì lượng điện này đủ cho 1,1 triệu hộ gia đình dùng trong vòng 1 năm.
Sau 15 năm hoạt động, đến tháng 9/2023, Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang đã phát lên lưới điện quốc gia 20 tỷ kWh. Công ty Thủy điện Tuyên Quang cũng đã đóng góp vào ngân sách của Nhà nước hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nộp tại địa phương là hơn 2.419 tỷ đồng.
Sau khi đảm nhận trọng trách, Thủy điện Tuyên Quang đã phát huy tốt vai trò là một công trình thủy điện đa mục tiêu.
Hàng năm, do phải đảm bảo dung tích phòng lũ cho hạ du, hồ Thủy điện Tuyên Quang gần như phải xả thừa và không dùng cho nhà máy phát điện, gây lãng phí nguồn nước.
Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2023, tổng lượng nước đã xả qua công trình là 14,5 tỷ m3 nước tương đương 1,9 tỷ kWh (khoảng 2.000 tỷ - giá tính thuế).
Năm xả nhiều nhất là năm 2017 với tổng lưu lượng xả 3,48 tỷ m3, sản lượng điện tương ứng hơn 498 triệu kWh (tương đương 500 tỷ đồng - giá tính thuế).
Do đó, dự án Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang mở rộng đã được đưa vào nghiên cứu với 4 phương án, sơ bộ tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng với một tổ máy công suất lắp máy 120MW; tăng tổng công suất của Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang từ 342MW lên 462MW.
Việc mở rộng Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang không chỉ giúp tăng cường công suất cho hệ thống còn giúp tăng thêm công suất dự phòng sự cố, làm giảm giá thành phát điện chung của hệ thống... Phần mở rộng của thủy điện cũng sẽ thân thiện với môi trường.
>> Quy hoạch TP. HCM đến năm 2050: Thêm một đô thị mới, quy mô kinh tế đạt 1,8 triệu tỷ USD
Công trình kiến trúc "có một không hai" nửa Âu nửa Á tại quận nhỏ nhất Thủ đô sắp được tu bổ
Công trình 400 tỷ đồng mở rộng 300m đường ở TPHCM trước ngày thông xe