Có bạn hỏi ý kiến về việc giãn, hoãn một số tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng. Điều này mình nghĩ NHNN có quan tâm (theo mình biết thì có ý kiến đề nghị), cũng bình thường thôi vì hệ thống ngân hàng phân hóa cao.
1.Về các tỷ lệ an toàn thì LCR và SFLR (tỷ lệ NVNHCVTDH, gọi vậy cho ngắn và phân biệt với NSFR) có bị tác động bởi ảnh hưởng của dịch và cơ cấu nợ (dòng tiền), nên đã ảnh hưởng lên HQLA và theo đó là giới hạn về phân bổ cho Loans. Tất nhiên cũng ảnh hưởng đến LRR (tỷ lệ dự trữ thanh khoản, HQLA cao lên).
2. Về tác động sắp tới (tỷ lệ SFLR giảm 3 điểm %) cũng khiến nhiều NH phải chuẩn bị. Về định lượng, đây là tỷ lệ có độ nhạy lớn trong bối cảnh hiện nay vì ở (1) ở trên và thực trạng: vốn ngắn hạn chiếm cũng từ 60-80% (chỉ xem liquidity risk statement một số bank có thể hình dụng), 3% của mức này khá lớn, cần thì có thể áp số. Về nguyên tắc để giảm SFLR thì tăng vốn TDH, giảm/giữ nguyên CV TDH, tăng vốn NH, hoặc kết hợp với tốc độ phù hợp. Tất cả các hành động đều có thể làm tăng CoF (và đẩy thị trường huy động nóng lên) hoặc hạn chế khả năng cho vay TDH (mà trong giải pháp hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid cần nhiều dư địa này, bao gồm cả cơ cấu nợ, cho vay tiêu dùng,...)
3. Maturity Transformation (tức dùng SFLR) là kỹ thuật để leverage NIM và là nghiệp vụ cơ bản của NH, khi CoF khó giảm hơn thì relax ở việc kiểm soát hoạt động này, có thể hỗ trợ cho việc giảm Ls cho vay. (Nếu siết tỷ lệ thì ảnh hưởng giảm mức độ leverage NIM).
4. Về chi phí vốn, huy động thị trường 1 (CoF) vốn phân hóa, không phải NH nào cũng có đóng góp CoF_Casa với tỷ trọng lớn (và ổn định, tức volatilities và cof của Casa). Nói thẳng ra là nhiều NH chỉ có thể huy động có kỳ hạn (và rất hạn chế ở vốn khác như ký quỹ, chuyên dùng...) và dựa hoàn toàn vào huy động TT1 với lãi suất cao tiệm trần. Định giá Ls cho vay tỷ trọng CoF chủ yếu, trong khi Phần bù rủi ro cho phân khúc KH này cao.
5. Thực trạng phân khúc KH, 1 KH vay ở NH A Ls cao thì thật ra cũng khó qua B (vd NHQD) vay Ls thấp, bởi hồ sơ hay tệp KH có mức rủi ro và hoạt động không phù hợp với B. Và NH A thì thuộc nhóm (4) ở trên. Tác động của tất cả (1), (2), (3) đến nhóm NH như NH A là rất lớn. (Và nhóm này cũng là khởi nguồn của viêc gây áp lực lên Ls huy động TT1). Mình muốn nói đến sự phân hóa và lan tỏa từ tác động cục bộ. Tất nhiên, có thể chỉ dựa vào một nhóm NH lớn để hỗ trợ thị trường thì cũng là chính sách, nhưng chưa đủ.
6. Nhóm NH A, thường có độ nhạy của phân bổ Capex (mặc dù với nhóm này đầu tư không nhiều, một số vẫn chưa thể nhập TSCĐ và để ở dở dang) và duy trì Opex cao, nên khó giảm Cp.
Nói thêm những yếu tố không liên quan lắm như (6) khi nói đến tỷ lệ an toàn, nhưng thật ra liên quan trong bài toàn áp lực giảm ls cho vay, cơ cấu nợ và có thể phải tăng Ls huy động cùng giảm maturity transformation thì rất cần thiết. Cũng là cho thấy, lúc này nếu tạm ngưng siết tỷ lệ ở trên, sẽ giảm áp lực và hỗ trợ cho việc giảm Ls, cơ cấu nợ... hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng Covid.
NH kinh doanh dựa trên sự chênh lệch và dự phòng rủi ro, nên trong những môi trường nhất định, có thể xem xem để tối ưu sự chênh lệch bằng nhiều biện pháp khác nhau để ưu tiên cho những mục tiêu và đối tượng nhất định.
Tóm lại, là nên xem xét hoãn. Còn về tác động đến rủi ro thanh khoản và ổn định hệ thống (dài hạn, Maturity Transformation Risk, như ý nghĩa của tỷ lệ SFLR hướng đến) khi nới thì thật ra chính sách rủi ro thì luôn có hai mặt, mặt kia là sự cẩn trọng. Nhưng trong tình huống như thế này, hoãn không phải là nới (vì đã duy trì hồ sơ như vậy), nhưng thậm chí là nới thì vẫn được nếu có dự phòng, ví dụ, cơ cấu và tỷ lệ HQLAs, LCR, LRR đang tốt. Trường hợp xấu thì NHTW thực hiện chức năng của họ.
Cá nhân mình thì thậm chí bỏ lộ trình SFLR (chỉ duy trì ở mức hiện tại), sau đó tính toán lộ trình mới áp dụng NSFR, chứ SFLR và lộ trình của nó khá là nữa vời. Chưa kể các cách tính toán LCR, SFLR không phản ánh bản chất của dòng tiền là cost và volatility, (và theo đó là méo mó khi sử dụng) trong khi mô hình hiện đại đối với quản lý vốn là chỉ có phân hai loại: hiệu quả hay không hiệu quả (không quan tâm đến kỳ hạn hợp đồng, contractual maturity - cái này chỉ dành cho thủ tục hành chính, pháp lý).