Doanh nghiệp

Hơn 1.000 công nhân đóng tàu ở Quảng Ninh được đảm bảo việc làm làm đến hết năm 2027 nhờ hợp đồng kỷ lục

Hoàng Ngân 29/11/2024 - 13:17

Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang dần khẳng định vị trí trên bản đồ quốc tế.

Công ty Đóng tàu Hạ Long vừa tổ chức lễ hạ thủy tàu dịch vụ điện gió CSOV 8720-YN552205, mở đầu cho hợp đồng đóng mới 14 tàu trị giá mỗi tàu 250 tỷ đồng, ký kết với Tập đoàn Damen (Hà Lan). Với hợp đồng này và các đơn hàng khác, doanh nghiệp dự kiến sẽ có đủ việc làm cho hơn 1.000 lao động đến hết năm 2027.

Tàu dịch vụ điện gió CSOV 8720-YN552205 là dòng tàu hỗ trợ công nghiệp điện gió xa bờ, với thiết kế và công nghệ hiện đại, như động cơ hydrogen giúp giảm thiểu carbon trong vận tải biển. Đây là tàu đầu tiên trong số 14 tàu thuộc hợp đồng với Damen, đánh dấu bước tiến trong năng lực đóng tàu lớn và hiện đại của Việt Nam.

Tổng Giám đốc CMB.Tech, ông Alexander Saverys, chia sẻ: "Chiếc tàu này là đại diện tiêu biểu cho công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn xanh trong vận tải biển".

Hơn 1.000 công nhân đóng tàu ở Quảng Ninh được đảm bảo việc làm làm đến hết năm 2027 nhờ hợp đồng kỷ lục
Lễ hạ thủy tàu CSOV 8720-YN552205

>> Nhà máy ô tô đầu tiên tại Quảng Ninh sắp đi vào hoạt động

Trong giai đoạn 2024-2026, Công ty Đóng tàu Hạ Long dự kiến thi công 20 tàu, bao gồm các dòng tàu lớn như tàu hàng 45.000 tấn, tàu 24.500 tấn, và tàu du thuyền. Những hợp đồng này sẽ giúp giá trị sản xuất của công ty vượt 727 tỷ đồng năm 2024.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc công ty, cho biết: "Thành công trong đóng mới các tàu lớn giúp chúng tôi khẳng định vị thế ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trên bản đồ quốc tế".

Ngoài lĩnh vực đóng tàu, vận tải biển Việt Nam cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh. Các doanh nghiệp như Việt Thuận và Hải Nam đã đầu tư mạnh vào đội tàu hiện đại, phục vụ cả thị trường nội địa và quốc tế. Việt Nam hiện chiếm 13% tỷ trọng vận tải biển khu vực Đông Nam Á, tăng từ 6% năm 2016, nhờ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.

Chuyên gia dự báo, các tập đoàn vận hành cảng lớn như Maersk và MSC đang nhắm tới Việt Nam như điểm đến đầu tư chiến lược, mở ra cơ hội phát triển cho cảng biển và logistics nước ta.

Sự kết hợp giữa kỹ thuật đóng tàu hiện đại, phù hợp với xu thế toàn cầu về năng lượng tái tạo và sự tăng trưởng chung của ngành vận tải biển, đang đưa Việt Nam thành một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời khẳng định năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp trong nước.

>> Bước tiến lớn của ngành đóng tàu Quảng Ninh: Hạ thủy thành công tàu trọng tải 45.000 tấn

Quảng Ninh chi 1.200 tỷ đồng đầu tư 2 dự án giao thông trọng điểm

Quảng Ninh muốn chi 600 tỷ đồng xây dựng cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh bão

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hon-1000-cong-nhan-dong-tau-o-quang-ninh-duoc-dam-bao-viec-lam-lam-den-het-nam-2027-nho-hop-dong-ky-luc-262913.html
Bài liên quan
  • 'Đại bàng' liên tục đổ bộ đầu tư, Quảng Ninh tham vọng hút 10 tỷ USD vốn FDI
    Hiện nay, Quảng Ninh có 188 dự án FDI từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư hơn 14,6 tỷ USD.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hơn 1.000 công nhân đóng tàu ở Quảng Ninh được đảm bảo việc làm làm đến hết năm 2027 nhờ hợp đồng kỷ lục
    POWERED BY ONECMS & INTECH