CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (Mã HNG - HOSE) công bố tài liệu họp ĐHCĐ dự kiến tổ chức ngày 27/4/2023 tại TP. Thủ Đức, TP. HCM.
Năm 2022, HAGL Agrico đạt doanh thu thuần 742 tỷ đồng - giảm 38,1% so với năm 2021, lỗ sau thuế ghi nhận mức 3.576 tỷ đồng - gấp hơn 3 lần năm 2021 và là năm kinh doanh thu lõ thứ 5 kể từ 2016 trở lại đây; lỗ lũy kế đến cuối năm 2022 tăng gấp đôi lên mức 7.003 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu giảm về còn 3.034 tỷ.
Ý kiến kiểm toán tai BCTC 2022 của HNG |
Trên bảng cân đối kế toán đến cuối năm 2022, chỉ còn sở hữu lượng tiền mặt gần 28 tỷ đồng, giá trị hàng tồn kho tăng lên 1.662 tỷ. Nợ phải trả tăng lên mức 9.635 tỷ đồng trong đó vay nợ tài chính ghi nhận gần 7.348 tỷ đồng.
Năm qua, công ty đã phải chi tới 838 tỷ đồng chi phí lãi vay.
Sang năm 2023, HNG lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu 1.586 tỷ đồng - gấp 2,1 lần năm 2022. Tuy nhiên, công ty chưa công bố về kế hoạch lợi nhuận chi tiết. Đáng nói, HAGL Agrico dự trình Đại hội việc không chia cổ tức trong năm này. Đáng nói, kể từ khi lên sàn chứng khoán năm 2015, đến nay, cổ đông HNG vẫn chưa một lần được nhận cổ tức từ doanh nghiệp họ đang nắm cổ phiếu.
Đến ngày 31/12/2022, công ty đang chăm sóc 7.721 ha đất trồng cây trong đó 4.541 ha đã đi vào khai thác với các sản phẩm chủ lực là chuối đạt 50.625 tấn, dứa 130 tấn, bưởi và cây ăn trái khác.
Ngoài ra, HNG cũng đang chăm sóc 15.895 ha cao su trong đó đang khai thác 6.800 ha, sản lượng khai thác năm 2022 đạt 7.130 tấn.
Sau thời điểm rời tay HAGL để về với Thaco, đến thời điểm hiện tại, những gì ở HAGL Agrico vẫn chưa thực sự tích cực
Ở diễn biến liên quan, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa ra quyết định chuyển 1,108 tỷ cổ phiếu HNG từ diện cảnh báo sang kiểm soát kể từ ngày12/4 do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ HAGL Agrico năm 2021 và 2022 lần lượt âm 1.119 tỷ và âm 3.576 tỷ đồng.
Như vậy, nếu tình hình kinh doanh năm 2023 không thực sự đột biến để "hấp thụ" hết các khoản chi phí vận hành khổng lồ, không loại trừ khả năng cổ phiếu HNG sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE (vào đầu năm 2024) nếu tiếp tục báo lỗ năm thứ 3 liên tiếp.
Quan sát từ 2018 trở lại đây, biên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của HAGL Agrico đã liên tục giảm mạnh trước khi chuyển âm trong 2 năm gần nhất. Trong khi "chi phí quản lý doanh nghiệp" được tiết giảm tối đa về còn 95 tỷ thì "chi phí lãi vay" và "chi phí khác" đã tăng đột biến từ vài lần đến vài chục lần so với năm trước đó (lần lượt ở mức 838 tỷ đồng và 2.388 tỷ đồng).
Điểm nhấn trong năm 2022 là việc HNG đã chịu tới 2.141 tỷ đồng cho chi phí xóa sổ vườn cây.
Với tình hình kinh doanh hiện tại, thật khó để kỳ vọng vào việc HAGL Agrico có thể chuyển dương khoản "lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh" trong năm 2023 bởi lẽ khoản nợ vay lớn vẫn đang là gánh nặng hiện hữu.
Thoái vốn tại một số khoản đầu tư tại công ty liên doanh liên kết, xử lý các khoản phải thu ngắn hạn hay xử lý danh mục hàng tồn kho có chăng sẽ là những giải pháp song hành để HNG tìm điểm cân bằng cho kết quả kinh doanh cuối cùng (lợi nhuận) - một kết quả có lợi để công ty không phải ghi nhận 3 năm thua lỗ liên tiếp.
Mặc dù vậy, với mức tồn kho thành phẩm chỉ là 46 tỷ đồng trong khi phần lớn đều là tồn kho phục vụ trực tiếp hoạt động đầu tư, rõ ràng đây không phải một giải pháp cứu cánh hiệu quả.
Trên thị trường chứng khoán, với khối lượng cổ phiếu lưu hành khổng lồ đồng là mã có giao dịch tương đối lớn, mức giá 4.410 đồng (kết phiên 7/4/2023) rõ ràng không phải là kỳ vọng sau cùng của ban lãnh đạo cũng như cổ đông HNG.
Cổ phiếu HAGL Agrico (HNG) - thế lực mới trên sàn UPCoM
HAGL Agrico (HNG): Mất nguồn thu từ 1.500ha chuối, khấu hao hàng trăm tỷ cho 15.200ha cao su