Bất động sản

Hơn 60 dự án công viên xanh tại TP giàu nhất Việt Nam vẫn chưa được bố trí vốn đầu tư

Việt Hoàng 09/02/2025 09:30

Trong giai đoạn 2020-2025, thành phố đã xác định danh mục 75 dự án cần ưu tiên đầu tư nhưng đến nay, chỉ có 8 dự án được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố bổ sung vào kế hoạch.

UBND TP. HCM vừa công bố báo cáo tổng kết chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng giai đoạn 2020-2025.

Theo báo cáo, cả ba chỉ tiêu phát triển công viên, mảng xanh công cộng và trồng mới, cải tạo cây xanh đều đạt và vượt kế hoạch.

Cụ thể, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2024, TP. HCM đã phát triển được 237ha công viên, đạt 158% chỉ tiêu; 54ha mảng xanh công cộng, đạt 540% chỉ tiêu; đồng thời trồng mới và cải tạo 42.534 cây xanh, đạt 140% chỉ tiêu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chương trình này cũng đối mặt với nhiều hạn chế. Khó khăn lớn nhất là việc bố trí vốn đầu tư công cho các dự án xây dựng công viên.

Trong giai đoạn 2020-2025, TP. HCM đã xác định danh mục 75 dự án cần ưu tiên đầu tư nhưng đến nay, chỉ có 8 dự án được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn.

>> Tỉnh có đường biên giới ngắn nhất với Campuchia đề xuất xây tuyến cao tốc 22.000 tỷ đồng

Cùng với đó, công tác mời gọi đầu tư từ nguồn lực bên ngoài cho lĩnh vực công viên cây xanh chưa thể thực hiện do vướng mắc về cơ chế pháp lý.

Theo Luật Đầu tư số 64/2020 của Quốc hội và Nghị định số 59/2014 của Chính phủ, công viên và cây xanh không thuộc danh mục đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hay xã hội hóa khiến TP. HCM khó thu hút thêm nguồn vốn ngoài ngân sách.

Ngoài ra, một số nhiệm vụ chuyên ngành như nghiên cứu đặc điểm sinh thái của các loài cây trong điều kiện đô thị, xây dựng cơ sở dữ liệu cây xanh... hiện chưa có đơn vị nào tham gia thực hiện, dù cơ quan nhà nước đã kêu gọi các trường đại học và viện nghiên cứu cùng hợp tác.

Công tác quản lý và khai thác mặt bằng công viên cũng còn nhiều bất cập do chưa có quy định rõ ràng về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công.

Điều này gây khó khăn trong việc tổ chức các dịch vụ thiết yếu phục vụ người dân khi vào công viên, như bãi giữ xe, căng tin, máy bán nước tự động và các tiện ích khác.

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê năm 2024, dù TP. HCM và Hà Nội không nằm trong top 20 địa phương có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, cả hai vẫn giữ vững vị thế là những thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước.

Theo đó, TP. HCM dẫn đầu với quy mô kinh tế đạt 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành. Trong khi đó, Hà Nội xếp thứ hai với mức 1,43 triệu tỷ đồng.

>> Chỉ đạo mới nhất của Phó Thủ tướng về dự án cao tốc hơn 34.000 tỷ nối hai tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ

Công viên lớn nhất tỉnh Thanh Hóa ‘lọt’ vào diện thanh tra

Công viên đô thị hơn 300ha lớn nhất Việt Nam đón tin vui

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/hon-60-du-an-cong-vien-xanh-tai-tp-giau-nhat-viet-nam-van-chua-duoc-bo-tri-von-dau-tu-202250208212903511.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hơn 60 dự án công viên xanh tại TP giàu nhất Việt Nam vẫn chưa được bố trí vốn đầu tư
    POWERED BY ONECMS & INTECH