Dẫn nguồn tinnhanhchungkhoan, dù đã gần hết quý III/2021 song Tổng Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Bình Dương (PRT) vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý II/2021. Đây cũng là tình trạng chung của hàng chục doanh nghiệp khác đang giao dịch trên các sàn.
95 doanh nghiệp xin gia hạn
Theo quy định hiện hành về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính quý trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý và công bố báo cáo tài chính bán niên trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý II (báo cáo tài chính quý II công bố muộn nhất vào ngày 20/7 và báo cáo niên công bố muộn nhất vào ngày 15/8).
Trước đó, vào đầu tháng 8/2021, PRT đã có thông báo xin gia hạn nộp báo cáo tài chính quý II/2021 và báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2021 với lý do PRT triển khai làm việc tại nhà từ ngày 19/7/2021 đến ngày 15/8/2021 để đảm bảo thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo quyết định của UBND tỉnh Bình Dương.
Công ty xác định, việc đảm bảo báo cáo tài chính được hoàn chỉnh (bao gồm báo cáo đã ký và đóng dấu) là việc khó khăn. Công ty xin lùi thời hạn công bố thông tin đến ngày 6/9/2021.
Tương tự, CTCP Hóa chất cơ bản miền Nam (CSV) cũng nêu lý do dịch bệnh tại TP. HCM diễn biến phức tạp, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính không thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nên các nhân sự liên quan không được ra đường, ảnh hưởng tới tiến độ lập và hoàn thiện báo cáo soát xét.
Theo đó, công ty đề nghị được tạm hoãn công bố thông tin nhưng không nêu rõ ngày khắc phục.
Cùng với lý do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp như CTCP Container Miền Trung (VSM), CTCP Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SGT), CTCP Tập đoàn Yeah 1 (YEG), CTCP Viễn Liên (UNI), CTCP Kỹ thuật ô tô Trường Long (HTL)… đang trễ hẹn công bố báo cáo soát xét bán niên 2021.
YEG cho hay, việc TP. HCM tăng cường giãn cách xã hội khiến công ty và đơn vị kiểm toán gặp khó trong việc sắp xếp, bố trí nhân viên cùng làm việc và hoàn thành báo cáo tài chính giữa niên độ kịp thời, chưa kể có nhiều nhân viên đang trong khu cách ly, khu phong tỏa. Công ty dự kiến chậm nhất đến ngày 20/9 sẽ thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin.
Thông tin được ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, tính đến hết tháng 8/2021, có khoảng hơn 90 doanh nghiệp có đơn đề nghị tạm hoãn công bố thông tin báo cáo bán niên soát xét năm 2021 do dịch COVID-19.
Theo ông Điền, Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã quy định cụ thể về những trường hợp được tạm hoãn công bố thông tin vì những lý do bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh và các lý do khác (khoản 1, Điều 8).
Uỷ ban Chứng khoán sẽ xem xét việc gia hạn công bố thông tin của từng công ty và các công ty phải thực hiện công bố thông tin khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban.
Có thể thấy, việc chậm công bố kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính soát xét của hàng chục doanh nghiệp đang niêm yết, giao dịch trên thị trường là có thể chấp nhận được trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp tại các tỉnh phía Nam khiến chính quyền phải thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế đi lại,… Tuy nhiên, cũng có thể đây là lý doanh được các doanh nghiệp yếu kém trên sàn đưa ra nhằm trì hoãn kết quả kinh doanh bất lợi của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt gây hại đối với các nhà đầu tư đã và đang nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp này trên thị trường.
Góc nhìn từ Yeah1
Tập đoàn Yeah1 (YEG) hồi trung tuần tháng 8/2021 đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với doanh thu thuần đạt 312 tỷ đồng - tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao khiến công ty lỗ gộp đến 49 tỷ đồng. Khấu trừ tất cả các chi phí, công ty lỗ ròng đến 156 tỷ đồng - tăng mạnh so với mức lỗ chỉ 3 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là quý lỗ thứ 3 liên tiếp của doanh nghiệp này kể từ quý IV/2021.
Nguyên nhân theo YEG do mảng kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở mảng thương mại đa kênh (bán lẻ) trước ảnh hưởng nặng nề của hai đợt dịch trong nửa đầu năm 2021. Trong quý đầu năm, YEG cũng lỗ nặng 52,5 tỷ đồng do áp lực chi phí trong cuộc chơi mở rộng hệ sinh thái truyền thông.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, YEG theo đó báo lỗ ròng 202 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2020 lãi 402 triệu đồng; tổng lỗ lũy kế tính đến thời điểm 30/6/2021 của YEG vào mức 201 tỷ đồng.
Được biết, năm 2021 là năm thứ hai công ty đã dùng thặng dư để xoá lỗ luỹ kế. Với việc công bố liên minh trên hệ thống Giga1, YEG kỳ vọng năm nay sẽ có tăng trưởng trở lại. Dù vậy, thực tế tình hình tại Công ty vẫn khá ảm đạm, cổ phiếu cũng rơi tự do.
Trước thềm công bố báo cáo tài chính quý II, bà Trần Uyên Phương - ái nữ nhà Tân Hiệp Phát - tiếp tục bán ra 1,36 triệu cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1. Hiện, bà Phương đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Yeah1 xuống còn 14,5% vốn - tương đương 4,56 triệu cổ phiếu.
Đáng nói, bà Phương từng mua vào số cổ phiếu trên từ khi YEG đang có mệnh giá 50.000 đồng/cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn tại YEG. Ở thời điểm này, thị giá mã của mã đã "bay hơi" 70% xuống mức 15.xxx đồng với khớp lệnh trung bình 10 phiên chỉ đạt hơn 160.000 đơn vị/phiên.
Trước đó trong năm 2018, mã từng đạt mức 300.000 đồng thị giá. Tuy nhiên, sự ốc bản quyền đã nhấn chìm cổ phiếu của đại gia Nguyễn Ảnh Nhượng Tống.
Hái ra tiền từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Yeah 1 (YEG) vẫn phải vay thêm 190 tỷ từ 3 cá nhân
Chậm đóng BHXH, Yeah1 (YEG) cùng loạt công ty con bị nhắc tên