"Hot trend" 2023: Vay tiền ngân hàng để mua ô tô

09-03-2023 11:56|Minh Minh

Ở hầu hết các hãng xe, khoảng 30-40% khách mua trả góp qua ngân hàng, cá biệt một vài hãng có mức trả góp hơn 60%.

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người lao động Việt năm 2022 là 6,7 triệu đồng/tháng. Nghĩa là mất hơn 4 năm, mức thu nhập trung bình như vậy của một người mới mua nổi một chiếc ô tô. Giá trị xe quá cao khiến việc mua xe thông qua các dịch vụ tài chính ngân hàng chưa phải là thói quen tiêu dùng như những nước Âu, Mỹ.

Tuỳ từng hãng xe, dòng xe, vùng miền mà số lượng khách hàng mua trả góp lại khác nhau

Hãng
Tỷ lệ khách mua trả góp (%)
Volkswagen
70
Suzuki
60-75
Jeep
50
Mitsubishi
40
Ford
30-40
Hyundai
33
Subaru
30-35
Toyota
25
Honda
30-40
Mercedes
60
Audi
30-40

Ở mảng xe phổ thông, các hãng có lượng khách hàng mua bằng hình thức vay ngân hàng cao như Volkswagen, Suzuki, đều từ 60% trở lên. Jeep cũng có mức khách mua trả góp cao, 50%. Còn lại, phổ biến ở mức dưới 40%. Với Mitsubishi, Honda, Hyundai, Subaru, Ford con số khoảng 30-35%. Riêng Toyota, số liệu thống kê trong tháng 1-2 năm nay là khoảng 26% khách mua thông qua vay ngân hàng.

Ở mảng xe sang, thương hiệu bán nhiều xe nhất thị trường, Mercedes có lượng khách hàng mua xe nhờ tài chính từ ngân hàng chiếm khoảng 60%. Con số này gấp đôi so với thương hiệu đồng hương Audi. Trong khi đó, Lexus không tiết lộ con số cụ thể nhưng cho biết ở mức "rất thấp". Những người bán xe sang lâu năm cũng nhận định khách Lexus thường là giới trung niên, hầu hết mua xe trả thẳng.

Ở mỗi hãng xe, tỷ lệ mua trả góp ở từng dòng lại không giống nhau. Đa phần các dòng xe giá rẻ, có xu hướng chạy dịch vụ sẽ có tỷ lệ người mua trả góp cao hơn. Xe càng đắt, càng cá tính thì tỷ lệ này càng thấp. Ví như ở Mitsubishi, Attrage là dòng mà 55% khách mua trả góp, Xpander là 40-45%, trong khi Pajero Sport chỉ 10-15%. Với Toyota, các dòng xe có xu hướng chạy dịch vụ nhiều người vay nhất, Avanza 48%, Veloz 37%, Innova 33% và Vios là 30% (số liệu thống kê tương đối tháng 1-2 năm nay).

Tỷ lệ khách mua xe trả góp cũng khác nhau theo vùng địa lý. Không có con số thống kê cụ thể nhưng đại diện các hãng cho biết, khách hàng miền Nam thường vay ngân hàng nhiều hơn miền Bắc. Thói quen mua sắm và đặc thù lối sống mỗi vùng tạo nên sự khác biệt về tỷ lệ mua xe trả góp của hai miền.

Với riêng mảng xe cũ, tỷ lệ khách mua trả thẳng hoặc trả góp thông qua ngân hàng không được thống kê đầy đủ bởi phần nhiều giao dịch đơn lẻ giữa chủ xe và người mua.

Tỷ lệ vay mua xe của khách hàng Việt Nam ở mức thấp so với các thị trường phát triển. Mức độ dễ dàng trong việc vay và trả lãi mua xe là yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định mua sắm. Mức lãi vay mua xe ở Việt Nam giao động theo lãi suất huy động, vì thế biến động mạnh, hiện khoảng 8,5% trở lên.

Sang 2023, các chuyên gia nhận định tỷ lệ khách mua xe thông qua vay sẽ giảm bởi lãi suất cao, room tín dụng thu hẹp, nhu cầu của khách với ô tô bị ảnh hưởng đáng kể. Các chuyên gia lẫn nhiều hãng xe dự đoán, nếu những khó khăn hiện nay không được tháo gỡ, lãi suất vay không giảm, doanh số thị trường ô tô trong nước có thể suy giảm khi mới vừa thiết lập mức bán kỷ lục hơn nửa triệu xe trong năm 2022.

Lãi suất vay mua ô tô của các ngân hàng trong tháng 3/2023

Ngân hàng
Lãi suất ưu đãi các tháng đầu (%/năm)
Hạn mức tối đa
(% giá trị xe)
Kỳ hạn tối đa
6 tháng
12 tháng
24 tháng
36 tháng
Techcombank
8,29
80%
7 năm
VPBank
8,49
9,49
100%
7 năm
Vietcombank
8,4
9,1
9,5
100%
5 năm
BIDV
7,8
8,8
100%
7 năm
Vietinbank
7,7
80%
5 năm
VIB
8,3
9,6
80%
8 năm
TPBank
8,2
9,5
100%
7 năm
Shinhan Bank
7,69
8,49
9,69
100%
5 năm
OCB
7,99
9,49
80%
10 năm
MSB
6,99
7,99
95%
25 năm

Những loại xe ô tô bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình từ năm 2025

VinFast hướng tới làm chủ sản xuất pin xe điện, nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 84% vào năm 2026

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hot-trend-2023-vay-tien-ngan-hang-de-mua-o-to-172771.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    "Hot trend" 2023: Vay tiền ngân hàng để mua ô tô
    POWERED BY ONECMS & INTECH