Kính mời quý NĐT cùng đánh giá về rủi ro và triển vọng cổ phiếu HPG qua phân tích của NVC Team.
Tổng quan ngành thép 2021
Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới. Tiếp tục bứt phá hơn nhờ hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công cũng như thị trường bất động sản nhà ở có thể nóng trở lại. Ðiều này sẽ có tác động tích cực giúp ngành thép đạt mức tăng trưởng hai con số trong năm nay. Tuy nhiên, theo đánh giá, ngành thép vẫn phải xoay xở với cuộc khủng hoảng thừa, tình trạng này sẽ còn kéo dài nếu không có hoạch định về chiến lược phát triển một cách đồng bộ cũng như biết tận dụng các cơ hội xuất khẩu lớn đang mở ra.
Tổng quan doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát hoạt động trong 04 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản. Sản xuất gang thép và các sản phẩm liên quan là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.
Đặc biệt, từ năm 2020, Tập đoàn có thêm sản phẩm chiến lược mới là thép cuộn cán nóng (HRC), công suất 3 triệu tấn/năm. Đây là sản phẩm đầy tiềm năng của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, khép kín và tối ưu hóa hệ sinh thái các sản phẩm thép từ quặng sắt đến phôi thép, thép xây dựng, thép chất lượng cao, thép rút dây, thép dự ứng lực; thép cuộn cán nóng, ống thép, tôn mạ, vỏ container.
Phân tích tình hình doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh
Từ đầu năm 2021 đến nay, lò cao số 4 thuộc Khu liên hiệp Dung Quất dần đi vào hoạt động ổn định đem lại sự cải thiện công suất đáng kể cho Hòa Phát. Ban lãnh đão cũng đã thông qua dự án Dung Quất 2 khởi công năm 2022 với tổng vốn đầu tư 85 ngàn tỷ với công suất dự kiến đạt 5,6 triệu tấn/ năm. Đồng thời, nguồn cầu trên thị trường cũng duy trì tích cực với nhiều dự án cao tốc liên tỉnh Bắc – Nam sử dụng thép Hòa Phát. Tập đoàn vẫn giữ vững thị phần dẫn đầu ở thị trường nội địa, và gia tăng thị phần ở miền Trung & Nam.
Triển vọng đa ngành của Hòa Phát cũng giúp củng cố thêm niềm tin của cổ đông. Sản xuất container hứa hẹn sẽ tạo điểm nhấn mới cho Tập đoàn, nhất là trong bối cảnh nguồn cung container đang thiếu trầm trọng. Hòa Phát tự tin gia nhập lĩnh vực này nhờ các lợi thế: Nhu cầu tăng nhanh trên thị trường; Sự chuyển dịch dòng nhân công lao động sang Việt Nam giúp giảm chi phí; và 60% giá thành sản xuất container là dòng thép “kháng thời tiết” – được sản xuất ngay tại nhà máy HRC, mang lại lợi thế hơn so với đi nhập nguyên vật liệu. Trong dài hạn, Hòa Phát sẽ phát triển mảng M&A Bất động sản, đa dạng hóa danh mục hoạt động của Tập đoàn.
Ngoài ra, với việc đã hoàn tất thủ tục mua 100% cổ phần dự án quặng sắt tại Úc, Hòa Phát đã sở hữu ước tính 320 triệu tấn quặng với công suất khai thác đạt khoảng 4 triệu tấn/ năm (khoảng 40% nhu cầu quặng của Hòa Phát). Điều này giúp Hòa Phát có thể làm chủ nguồn cung nguyên vật liệu và ít chịu ảnh hưởng bởi đà tăng giá quặng sắt trên toàn thế giới.
Giá quặng sát hiện tại đã tăng hơn $40 kể từ đầu năm và đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Điều này là do nguồn cung hạn chế kết hợp với việc sản lượng quặng sắt của các nhà khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới đều sụt giảm. Vì vậy, giá quặng trung bình trong tháng 4 và 5/2021 đã tăng mạnh lên mức USD182/tấn.
Ngoài ra, các yếu tố về thiếu hụt nguồn cung container và việc Trung Quốc thúc đẩy đầu tư công đã cùng nhau tạo ra mức tăng vượt ngoài dự báo của mọi loại hàng hóa. Theo chỉ số giao dịch hàng hóa toàn cầu, mức điểm giao dịch đã tăng 70% trong vòng một năm lên mức 470 điểm vào tháng 5/2021. Đây là mức điểm số cao nhất trong 10 năm qua.
Rủi ro
Trước bối cảnh giá thép tăng cao, Trung Quốc đã có những hành động quyết liệt nhằm kiềm chế đà tăng của giá thép. Thông cáo 16 giúp giá HRC nội địa Trung Quốc từ sau tháng 5/2021 giảm 15%, về mức quanh USD815/tấn. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá quặng sắt vẫn duy trì ở mức USD190/tấn, cộng thêm nhu cầu từ các nước châu Âu và Bắc
Mỹ kỳ vọng sẽ mạnh hơn vào nửa cuối năm nay, nhiều khả năng giá quặng sắt trong quý II 2021 vẫn duy trì trên mức USD160/tấn, cao hơn 70% mức giá quặng trung bình cùng kỳ năm ngoái.
Phân tích bức tranh tài chính doanh nghiệp
Trong Đại hội cổ đông vừa qua, Hòa Phát đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu đạt 120,000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 18,000 tỷ đồng, tăng lần lượt 31% và 33% so với năm 2020.
Trong quý I năm 2021, lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn đạt 7,006 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Đây là kỷ lục mới về lợi nhuận trong một quý của Hòa Phát trong gần 30 năm qua. Trong đó, có 6.500 tỷ là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và 500 tỷ đến từ việc thoái vốn mảng Nội thất. Trong khoảng thời gian này, tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng hơn 2,16 triệu tấn thép các loại. Trong đó, thép xây dựng thành phẩm đạt 855.000 tấn, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm HRC trong quý đầu năm đạt 665.000 tấn, tăng 75% so với quý 4/2020.
Việc đầu tư xây dựng nhà máy Dung Quất 1 đã ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí lãi vay và lợi nhuận trong các năm vừa qua của Hòa Phát. Khi các nhà máy đi vào hoạt động cộng với chu kì tăng giá phi mã của giá thép từ đầu năm đến nay, sẽ không ngạc nhiên nếu Hòa Pháp tiếp tục báo lãi khủng vào cuối năm. Điều này được thể hiện rõ nhất khi nhìn vào sự tăng trưởng trong 4 quý gần nhất của Hòa Phát ở cả 3 chỉ số Sinh lợi là tỷ suất lợi nhuận gộp biên; biên EBIT và biên EBITDA.
Phân tích kỹ thuật cổ phiếu doanh nghiệp
Dự báo kết quả kinh doanh
Chúng tôi tin rằng năm 2021 sẽ tiếp tục là một năm tăng trưởng tích cực của Hòa Phát, ước tính lợi nhuận sau thuế đạt từ 26,000-28,000 tỷ với kịch bản khả quan nhờ diễn biến tích cực của giá thép.
Xét về mặt định giá, P/E Hòa Phát trong 3 năm vừa qua lần lượt đạt 6,65; 7,77 và 9.2. Chúng tôi dự phóng P/E năm 2021 sẽ đạt từ khoảng 10-12 do HPG là cổ phiếu đầu ngành thép và sẽ hưởng lợi rất lớn từ đà tăng mạnh mẽ của giá thép từ giờ đến cuối năm. Vậy vốn hóa kỳ vọng của HPG sẽ rơi vào khoảng từ 260,000 tỷ - 336 nghìn tỷ tương đương upside 12,43% - 45,29% (vốn hóa thị trường hiện tại đang vào khoảng 231,250 tỷ).
Định giá và khuyến nghị
Chúng tôi cho rằng giá trị hợp lý của HPG là 66.000 đồng/cp.
Khuyến nghị: Mua với giá 52.000 đồng/cp.
Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Trưởng phòng TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây. |