Hướng tới tăng trưởng 8%: Bài toán đẩy mạnh chất lượng tăng trưởng tín dụng như thế nào?
Theo đánh giá của các chuyên gia, để hỗ trợ tăng trưởng phải đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên, cũng cần chú trọng và chất lượng tăng trưởng tín dụng.
Với vấn đề tăng trưởng cho 2025, Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc thực hiện mục tiêu trên không phải là điều dễ dàng.
Tăng trưởng tín dụng phải tăng tương ứng
TS Châu Đình Linh, Trường đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ tương hỗ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng phải tăng tương ứng. |
Theo đó, khi tín dụng tăng trưởng, các doanh nghiệp, cá nhân và chủ thể trong nền kinh tế nói chung sẽ có thêm nguồn vốn để đầu tư và mở rộng lợi suất kinh doanh và tiêu dùng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP. Ngược lại, tăng trưởng GDP sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
“Nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, nhu cầu vốn của tất cả chủ thể trong nền kinh tế sẽ tăng lên, qua đó thúc đẩy nhu cầu vốn từ hệ thống ngân hàng”, ông Linh chia sẻ.
Theo quan điểm của ông Linh, mức tăng trưởng GDP những năm gần đây trong khoảng 6-7%/năm, tương ứng với mức tăng trưởng tín dụng khoảng 15%. Với riêng năm 2025, Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP là 8% nên tăng trưởng tín dụng cũng phải tăng tương ứng.
“Con số tăng trưởng tín dụng 16% là thận trọng nhưng cũng có tính kích thích, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 mà Chính phủ đặt ra”, ông Linh đánh giá.
Trong khi đó, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, tăng trưởng tín dụng là một trong những chỉ tiêu quan trọng của ngành Ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề tăng trưởng tín dụng dựa trên hoạt động kinh doanh mới để tạo ra tiền của doanh nghiệp, hay nhà đầu tư cá nhân, người tiêu dùng cá nhân thực sự hay không cũng rất quan trọng.
“Bởi vậy, cần chú trọng chất lượng tín dụng, nhưng cũng không có nghĩa là chỉ chú tâm vào cho vay không tạo nợ xấu, mà cần tạo ra giá trị lan tỏa các hoạt động tiếp theo của ngân hàng như dịch vụ thanh toán… nhằm giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả cao hơn thay bằng việc tìm cách tăng doanh thu từ tín dụng”, ông Hiển nói.
Trên cơ sở đó, ngoài chỉ số tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng cần quan tâm tới các chỉ số khác và không thể mặc định việc ghi sổ lợi nhuận từ tín dụng báo cáo ra cho cổ đông là thành công. Việc đưa vốn ra nền kinh tế hiệu quả cần kết hợp giữa tổng vốn vay tín dụng và giá trị tạo ra từ khách hàng là giá trị thanh toán, các dịch vụ khác...
>>Top 3 ngân hàng cho vay online uy tín chỉ cần CCCD
Phải kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh, để tín dụng góp phần thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng 8%, cần phải kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
Phải kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền. |
Tiếp theo cần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế. Theo đó, năm 2025, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được điều hành linh hoạt, chặt chẽ, phù hợp với chính sách tài khóa, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thương mại…
“Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ đảm bảo tính thanh khoản của nền kinh tế, thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Đảm bảo nguồn vốn cho nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế từ người dân, doanh nghiệp, trên cơ sở có chính sách lãi suất hợp lý để thu hút vốn huy động. Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục được điều hành theo hướng ổn định đảm bảo phù hợp với lãi suất chung của nền kinh tế cũng như các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Đồng thời, NHNN tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm mặt bằng lãi suất bằng cách cắt giảm chi phí, ứng dụng công nghệ…”, Phó Thống đốc chia sẻ.
Với điều hành hạn mức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng 16% song có thể cao hơn trong điều kiện kiểm soát được lạm phát, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho phép.
Phó Thống đốc khẳng định, năm 2025, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tạo sự chủ động cho các ngân hàng thương mại trong tăng trưởng tín dụng nếu cho vay đúng đối tượng, phát huy được nguồn vốn, đảm bảo an toàn hệ thống…
Đi cùng với tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng ổn định trên cơ sở ngoại hối, kiều hối, dòng tiền xuất nhập khẩu. Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp khi cần thiết để đảm bảo thị trường ngoại tệ tích cực duy trì tỷ giá ở mức hợp lý, tránh tâm lý găm giữ ngoại tệ.
"Tất nhiên, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP đạt trên 8%, thậm chí là 2 con số cần đồng bộ các giải pháp tiền tệ - tài khóa đồng bộ" đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Thông tin quan trọng về tăng trưởng kinh tế năm nay
GDP từng xếp thứ 88/188, GDP bình quân xếp thứ 187/188: Sau 34 năm, Việt Nam tăng trưởng ra sao?