Sống

Huy động công nhân đào lòng núi sâu 2.400m để xây ‘phòng kín’ khủng nhất thế giới

Thanh Thanh 20/03/2024 22:07

Công trình này nằm dưới một ngọn núi lớn được dẫn tới nhờ một đường hầm có thể lái ô tô xuyên qua.

China News Service đưa tin, phòng thí nghiệm khoa học có tên gọi DURF ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đi vào hoạt động vào cuối năm 2023 đã trở thành phòng thí nghiệm dưới lòng đất sâu nhất và lớn nhất thế giới.

Theo đó, phòng thí nghiệm nằm sâu bên dưới núi Cận Bình ở tỉnh Tứ Xuyên phía Tây Nam Trung Quốc, được dẫn tới nhờ một đường hầm có thể lái ô tô xuyên qua. Nơi này tọa lạc ở độ sâu 2.400m với tổng thể tích phòng là 330.000m3.

Lối vào đường hầm dẫn vào Phòng thí nghiệm sâu dưới lòng đất

Lối vào đường hầm dẫn vào Phòng thí nghiệm sâu dưới lòng đất

Được biết, phòng thí nghiệm bắt đầu được xây dựng vào tháng 12/2020 bởi Đại học Thanh Hoa và Công ty TNHH Phát triển Thủy điện Sông Yalong.

Với vị trí cực sâu trong lòng đất, DURF tiếp xúc với lượng luồng tia vũ trụ cực nhỏ, chỉ bằng một phần trăm triệu lượng tia trên bề mặt Trái đất. Các nhà khoa học tin rằng phòng thí nghiệm cung cấp một không gian “sạch” để họ theo đuổi chất vô hình được gọi là vật chất tối. Họ cho biết độ sâu cực cao giúp ngăn chặn hầu hết các tia vũ trụ gây cản trở việc quan sát. Theo các nhà khoa học, vật chất nhìn thấy chỉ chiếm khoảng 5% vũ trụ, trong khi khoảng 95% vũ trụ được tạo thành từ vật chất tối và năng lượng tối.

Bên trong khu vực phòng thí nghiệm nằm sâu dưới lòng đất

Bên trong khu vực phòng thí nghiệm nằm sâu dưới lòng đất

Được biết, sẽ có tổng cộng 10 nhóm dự án từ các trường đại học và tổ chức nghiên cứu Trung Quốc, như Đại học Thanh Hoa, Đại học Giao thông Thượng Hải, Viện Nghiên cứu cơ học Nham Địa Vũ Hán (Viện Khoa học Trung Quốc)... sẽ đến phòng thí nghiệm này để triển khai thí nghiệm khoa học. Hiện có một số nhóm đã có mặt tại DURF để tiến hành các nghiên cứu.

Phòng thí nghiệm cũng sẽ hỗ trợ nghiên cứu liên ngành như trong lĩnh vực vật lý hạt, vật lý thiên văn hạt nhân, vũ trụ học, khoa học đời sống và cơ học đá

Phòng thí nghiệm cũng sẽ hỗ trợ nghiên cứu liên ngành như trong lĩnh vực vật lý hạt, vật lý thiên văn hạt nhân, vũ trụ học, khoa học đời sống và cơ học đá

Trước đó, giai đoạn đầu tiên của Phòng thí nghiệm được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2010, với sức chứa khoảng 4.000m3. Giai đoạn này đã đạt được một số thành tựu khoa học, nâng các thí nghiệm phát hiện trực tiếp vật chất tối của Trung Quốc lên trình độ tiên tiến trên toàn cầu.

Theo China News Service, một nhóm từ Trung tâm Y tế Tây Trung Quốc của Đại học Y Tứ Xuyên, nghiên cứu y học đất sâu tại phòng thí nghiệm đã có thể xác định các mục tiêu phân tử thích nghi với bức xạ nền cực thấp. Báo cáo cho biết phát hiện này có khả năng cải thiện việc điều trị khối u.

>> Láng giềng Việt Nam huy động hàng loạt công nghệ tiên tiến nhất để xây dựng thành phố ngầm sâu 52m lớn nhất thế giới, cách ‘rốn’ lũ của sông dài nhất châu Á 600m

Hơn 50.000 thợ mỏ dùng rìu đào sâu vào lòng đất, khai thác 3 tấn kim cương dưới hố khổng lồ trong suốt nửa thế kỷ

Kiểm soát giao thông, huy động công nhân gắn hàng tấn chất nổ, phá dỡ cây cầu vượt sông 1.500m chỉ trong tích tắc

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/huy-dong-cong-nhan-dao-long-nui-sau-2400m-de-xay-phong-kin-khung-nhat-the-gioi-d118506.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Huy động công nhân đào lòng núi sâu 2.400m để xây ‘phòng kín’ khủng nhất thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH