Huyện có sân bay lớn nhất Việt Nam chuẩn bị lên thành phố
Huyện này đang trên đà trở thành đô thị hạt nhân của tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.
Theo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, tỉnh sẽ có 4 thành phố (Biên Hòa, Long Khánh, Nhơn Trạch, Long Thành), một thị xã (Trảng Bom), và 6 huyện (Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc).
Trong đó, huyện Long Thành sẽ trở thành một thành phố đặc biệt có sân bay lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam, đồng thời đóng vai trò là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
Sân bay Long Thành là sân bay lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam. Ảnh: Zingnews
TP. Long Thành là đô thị thông minh, trung tâm thương mại - dịch vụ, giao lưu quốc tế, là đầu mối giao thông kết nối toàn vùng, đồng thời hình thành các khu logistics, khu công nghiệp công nghệ cao. Về cấu trúc không gian tổng thể, huyện Long Thành sẽ lấy hạt nhân là sân bay Long Thành, hình thành các vành đai chức năng từ hạt nhân ra xung quanh. Long Thành sẽ là một đô thị với các vùng phân vùng được phân định rõ ràng.
>> Chốt các điểm sẽ đi qua của tuyến cao tốc 3.600 tỷ nối 2 tỉnh Bắc Ninh - Hải Dương
Khu vực 1 tiếp giáp với đông nam sân bay Long Thành. Định hướng phát triển là không gian kho bãi, dịch vụ vận tải, khu tự do và miễn thuế hải quan, Khu nhà hàng bán lẻ đồ đặc sản, các điểm du lịch văn hóa, khách sạn nghỉ ngơi cho khách, dịch vụ hội nghị hội thảo, sân golf…
Huyện Long Thành. Ảnh: Reverblog
Khu vực 2 tiếp phía tây bắc sân bay Long Thành, định hướng là khu tự do và miễn thuế hải quan, Khu nhà hàng bán lẻ đồ đặc sản, các điểm du lịch văn hóa, khách sạn nghỉ ngơi cho khách, khu văn phòng kinh doanh, dịch vụ hội nghị hội thảo…
Khu vực 3 nằm giáp phía đông nam sân bay Long Thành. Định hướng khu vực này là hình thành khu vực hậu cần hàng không; khu vực 4 nằm tiếp với phía đông bắc sân bay. Định hướng phát triển không gian kho bãi, dịch vụ vận tải.
Về quy mô dân số, dự báo đến năm 2030 đô thị Long Thành có quy mô dân số khoảng 340.000-370.000 người và đến năm 2045 có quy mô khoảng 480.000-500.000 người.
Huyện Long Thành đang được tập trung hạ tầng để trở thành đô thị hạt nhân. Ảnh internet
Long Thành hiện đang được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, với 3 tuyến cao tốc đã và sẽ đi qua địa phương này: cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, và cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ngoài ra, huyện cũng được hưởng lợi từ tuyến Vành đai 3 và Vành đai 4 TP. HCM đi qua các huyện lân cận.
Để tăng cường kết nối, tỉnh Đồng Nai dự kiến kéo dài tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên đến Long Thành. Theo thông tin từ Sở GTVT, quy hoạch đề xuất tuyến metro từ ga khu công nghiệp Biên Hòa 1 kéo dài đến sân bay Long Thành, sau đó kết nối với tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành, đảm bảo giao thông thuận tiện giữa TP. HCM và Đồng Nai.
Ngoài ra, huyện Long Thành cũng được quy hoạch thêm hai tuyến đường sắt đô thị mới: tuyến Biên Hòa - Nhơn Trạch - Long Thành (ĐSĐT 2) dài khoảng 25km và tuyến Long Khánh - Long Thành (ĐSĐT 4) dài khoảng 30km.
Với sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng và quy hoạch không gian đô thị, Long Thành đang trên đà trở thành một đô thị hạt nhân của tỉnh Đồng Nai, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.
>> Gần 100 sổ đỏ tại dự án FLC 'đất vàng' phố núi bị kiến nghị thu hồi
Siêu sân bay Long Thành có 2 tin vui lớn sau khi xác định thời gian cất cánh chuyến bay đầu tiên
Toàn cảnh 2 tuyến đường 'cửa ngõ' sân bay Long Thành sau 1 năm thi công