Bất động sản

Kể từ nay, lập vi bằng mua bán nhà đất sẽ bị phạt rất nặng

An Nhiên 24/05/2025 19:00

Hiện nay không ít người dân đang hiểu sai về giá trị pháp lý của vi bằng nên chấp nhận mua bán nhà đất thông qua văn phòng Thừa phát lại.

Vi bằng là gì, mua bán nhà đất bằng vi bằng có hợp pháp không?

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 2 và Khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập theo yêu cầu của cá nhân/cơ quan/tổ chức theo quy định.

Vi bằng không thể thay thế cho văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Tại Khoản 4 và 5 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định, không được lập vi bằng đối với trường hợp xác nhận nội dung, việc ký tên trong các hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Quá trình mua bán vi bằng được hiểu là việc mà bên mua và bên bán thực hiện hoạt động mua bán nhà trước sự chứng kiến của Thừa phát lại và được Thừa phát lại lập thành vi bằng có đóng dấu.

Trong vi bằng sẽ ghi nhận ngày tháng đó, địa điểm đó những bên có liên quan có sự thỏa thuận, cam kết việc mua bán.

>> Từ bây giờ, trường hợp sử dụng đất lấn chiếm này sẽ vẫn được cấp sổ đỏ

Kể từ nay, lập vi bằng mua bán nhà đất sẽ bị phạt rất nặng- Ảnh 1.
Việc lập vi bằng mua bán nhà đất là trái với quy định của pháp luật. Ảnh minh họa

Vì thế, việc mua bán nhà đất này sẽ không thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán, chuyển nhượng theo pháp luật quy định đồng nghĩa với việc vi bằng không có ý nghĩa xác nhận quyền sở hữu quyền sử dụng của các bên.

Việc lập vi bằng để mua bán nhà đất là vi phạm quy định cấp của pháp luật.

Lập vi bằng chỉ hợp pháp trong một số trường hợp sau:

1. Trường hợp ghi nhận sự kiện đặt cọc.

2. Trường hợp ghi nhận sự kiện bàn giao nhà/đất.

3. Trường hợp ghi nhận sự kiện giao nhận tiền.

Vì thế, khi mua nhà đất bằng vi bằng sẽ không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Việc nhận chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng cũng sẽ không được cấp sổ đỏ.

Ngoài ra, việc mua bán nhà đất qua vi bằng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thực hiện nhiều lần, qua nhiều người, chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa có pháp lý đầy đủ, chưa đúng quy định.

Đáng nói, trong trường hợp có chủ sở hữu tài sản vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi tài sản đã thế chấp ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy viết tay).

Lập vi bằng mua bán nhà đất bị xử phạt thế nào?

Theo quy định, tại Điều 37, Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Văn phòng Thừa phát lại không được lập vi bằng mua bán nhà đất, giao dịch đất đai thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực theo quy định tại khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai 2013; khoản 3, Điều 27, Luật Đất đai năm 2024.

Trong trường hợp Thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất có thể bị xử phạt từ 10-15 triệu đồng.

Cùng với đó, Thừa phát lại sẽ bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 - 09 tháng theo quy định tại khoản 4 và khoản 8, Điều 32, Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

>> Từ bây giờ, nếu thuộc những trường hợp này sẽ được miễn tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ

Đô thị đặc biệt của Việt Nam sắp có khu công nghệ cao sinh học gần 200ha

Tỉnh giàu nhất Việt Nam sắp hoàn thiện bệnh viện công 1.500 giường lớn nhất địa phương, vốn đầu tư 2.300 tỷ

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/ke-tu-nay-lap-vi-bang-mua-ban-nha-dat-se-bi-phat-rat-nang-202250520165530191.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Kể từ nay, lập vi bằng mua bán nhà đất sẽ bị phạt rất nặng
    POWERED BY ONECMS & INTECH