Khắc phục tình trạng "có tiền không tiêu được"

21-07-2023 09:34|Nhã Kỳ

Theo chuyên gia, giảm lãi suất ngân hàng chỉ là một phần, quan trọng nữa là tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, doanh nghiệp.

Chiều 20/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến "Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới".

Tham dự tọa đàm có TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh; ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế; TS Nguyễn Sĩ Dũng.

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, giảm lãi suất ngân hàng chỉ là một phần, quan trọng nữa là tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, doanh nghiệp. Theo đó, phải giải quyết những trì trệ hiện nay của bộ máy hành chính, tháo gỡ những vướng mắc của thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn.

Ông Lực cũng cho rằng cần khơi thông các kênh dẫn vốn khác, trong đó có nguồn vốn từ trái phiếu doanh nghiệp. Mặt khác, cũng không thể giảm lãi suất quá nhiều, vì hiện nay dòng vốn đã dịch chuyển dần từ tiết kiệm ngân hàng sang các kênh đầu tư tài chính như chứng khoán; do đó cần hài hòa các dòng vốn, bảo đảm vốn cho sản xuất, không tập trung vào kênh đầu tư tài chính.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực: "Nhiều người lo lắng liệu Chính phủ có nới lỏng chính sách tiền tệ sớm quá không, có ảnh hưởng đến lạm phát? Lý do để chúng ta yên tâm là cung tiền cho nền kinh tế ở mức độ thấp; dự báo lạm phát năm nay chỉ 3,5 - 4%."

TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh, thì nhìn nhận vấn đề cần giải quyết hiện nay là khắc phục tình trạng "có tiền mà không tiêu được". Thủ tướng đã chỉ đạo phải giải ngân 95% vốn đầu tư công trong tổng số 711.000 tỉ đồng của năm 2023.

Theo ông, từ nay đến cuối năm có thể giảm thêm lãi suất, nhưng nguyên tắc không được để đồng tiền dễ dãi. Các mục tiêu cần bảo đảm là lạm phát không quá 4,5% như Quốc hội đã yêu cầu; bảo đảm tỉ giá. Đặc biệt, cần kiểm soát dòng tiền, nhất là tiền vào các lĩnh vực có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán.

Đa dạng hoá nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đầu tư bất động sản bết bát, lợi nhuận ngân hàng Goldman Sachs sụt giảm mạnh

Ngấm đòn kinh tế khó khăn, một ngân hàng báo lợi nhuận giảm 51% trong quý 2/2023

Theo Kinh tế Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/khac-phuc-tinh-trang-co-tien-khong-tieu-duoc-193148.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Khắc phục tình trạng "có tiền không tiêu được"
POWERED BY ONECMS & INTECH