Khám phá lăng tẩm 12ha là nơi an nghỉ của vua trị vì lâu nhất triều Nguyễn, nắm giữ một thứ là Bảo vật quốc gia

27-04-2024 13:47|Hoàng Giang

Nằm tại Cố đô Huế, lăng là nơi chôn cất vị vua trị vì lâu nhất triều Nguyễn, ông có tới 103 người vợ và phi tần, cung nhân nhưng không có con.

Nơi an nghỉ vị vua trị vì lâu nhất trong triều đại Nguyễn

Nằm tại chân đồi Vọng Cảnh ở phường Thủy Xuân, TP. Huế, Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) là một công trình kiến trúc tinh xảo, được bao quanh bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp mắt. Đây là nơi yên nghỉ của vua Tự Đức (1829 - 1883), vị vua có thời gian trị vì triều Nguyễn lâu nhất, lên đến 36 năm.

Lăng Tự Đức nhìn từ trên cao

Lăng Tự Đức nhìn từ trên cao

Vua Tự Đức đã sớm nghĩ đến việc xây lăng mộ cho bản thân. Vốn là một người giỏi thi phú, ông đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, địa điểm được chọn để xây lăng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh. Công trình Lăng Tự Đức bắt đầu được xây dựng từ năm 1866 và hoàn thành cơ bản vào năm 1873, tính đến nay đã có niên đại 151 năm.

Lăng Tự Đức được đánh giá là một trong những lăng mộ đẹp nhất của triều đại Nguyễn

Lăng Tự Đức được đánh giá là một trong những lăng mộ đẹp nhất của triều đại Nguyễn

Cách trung tâm Tp. Huế chỉ 6km, kiến trúc của lăng phản ánh rõ nét đặc điểm kiến trúc triều Nguyễn. Diện tích đất để xây dựng Lăng Tự Đức lên đến 12ha, nổi bật cảnh quan nên thơ, hữu tình. Khu vực này chia thành 2 phần chính: tẩm điện và lăng mộ. Trong đó, có khoảng 50 công trình lớn nhỏ với hầu hết đều có chữ "Khiêm" trong tên. Lăng Tự Đức được đánh giá là một trong những lăng mộ đẹp nhất của triều đại Nguyễn.

Chân dung vua Tự Đức - vị vua nổi tiếng với học vấn uyên thâm

Chân dung vua Tự Đức - vị vua nổi tiếng với học vấn uyên thâm

Năm 1993, khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, Lăng Tự Đức đã được đánh giá là một trong 15 công trình kiến trúc tiêu biểu và nổi tiếng, được liệt kê trong danh sách các công trình thuộc quần thể di tích này.

Những địa điểm tham quan tại Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức có kiến trúc tinh xảo, hòa quyện với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Khu vực lăng được thiết kế với hai trục song song, phía trước là núi Giáng Khiêm, phía sau là núi Dương Xuân, trong khuôn viên có hồ Lưu Khiêm.

Lăng Tự Đức có kiến trúc tinh xảo, hòa quyện với phong cảnh sơn thủy hữu tình

Lăng Tự Đức có kiến trúc tinh xảo, hòa quyện với phong cảnh sơn thủy hữu tình

Khiêm Cung Môn là nơi vua thường tới để nghỉ ngơi, được xây dựng dưới dạng vọng lâu hai tầng, với hồ Lưu Khiêm trước mặt.

Khiêm Cung Môn uy nghi, sừng sững giữa đất trời xứ Huế

Khiêm Cung Môn uy nghi, sừng sững giữa đất trời xứ Huế

Cây cầu bắc qua Khiêm Cung Môn

Cây cầu bắc qua Khiêm Cung Môn

Lăng Tự Đức sở hữu nhiều góc check-in mang phong cách cổ điển thu hút nhiều du khách

Lăng Tự Đức sở hữu nhiều góc check-in mang phong cách cổ điển thu hút nhiều du khách

Tuy nhiên, do công việc xây dựng lăng mộ quá gian khổ, cộng thêm việc bị quan lại đàn áp tàn bạo, người lao động trong dự án đã nổi dậy đấu tranh, được ghi lại trong sử sách dưới cái tên Cuộc Loạn Chày Vôi. Dân chúng kể lại việc xây dựng lăng mộ qua hai câu thơ: "Vạn Niên là Vạn Niên nào/Thành xây xương lính, hào đào máu dân".

Điện Hòa Khiêm đã từng là nơi vua Tự Đức làm việc, và hiện nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và hoàng hậu

Điện Hòa Khiêm đã từng là nơi vua Tự Đức làm việc, và hiện nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và hoàng hậu

Trong quần thể của Lăng Tự Đức, điện Hòa Khiêm đã từng là nơi vua Tự Đức làm việc, và hiện nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và hoàng hậu. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng nhiều cổ vật mà vua Tự Đức đã sử dụng, bao gồm bộ đồ chơi trò xăm hường, cành vàng lá ngọc, cùng nhiều vật dụng khác.

Khu mộ của vua Tự Đức

Khu mộ của vua Tự Đức

Khu mộ của vua Tự Đức được xây dựng bằng đá thanh với hoa văn tinh xảo được chạm khắc, được bao quanh bởi hệ thống bửu thành. Đây là điển hình cho kiến trúc của lăng mộ của các vua chúa triều Nguyễn.

Bia Đình có một tấm bia được làm bằng đá thanh nặng 20 tấn, khắc bài

Bia Đình có một tấm bia được làm bằng đá thanh nặng 20 tấn, khắc bài "Khiêm Cung Ký" mà chính vua Tự Đức soạn vào năm 1871 khi Lăng Tự Đức hoàn thành

Trước khu mộ của vua Tự Đức, có một nhà bia được xây dựng từ gạch vồ, lợp ngói lưu ly. Nhà bia hai tầng này được chạm khắc hoa văn tinh xảo, là nơi vua Tự Đức đặt bia Khiêm Cung Ký.

Vào năm 2015, bia Khiêm Cung Ký đã được công nhận là Bảo vật quốc gia

Vào năm 2015, bia Khiêm Cung Ký đã được công nhận là Bảo vật quốc gia

Bia Đình có một tấm bia được làm bằng đá thanh nặng 20 tấn, khắc bài "Khiêm Cung Ký" mà chính vua Tự Đức soạn vào năm 1871 khi Lăng Tự Đức hoàn thành. Bài văn này dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật về cuộc đời, vương nghiệp, cũng như những rủi ro, bệnh tật, công và tội của vua trước lịch sử. Vào năm 2015, bia Khiêm Cung Ký đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nằm bên cạnh hồ Lưu Khiêm, được xây dựng từ gỗ, lợp ngói lưu ly vàng, là nơi vua Tự Đức thường đến ngắm hoa, làm thơ và đọc sách. Ngày nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế thường tổ chức các buổi ca Huế tại Xung Khiêm Tạ để phục vụ du khách tham quan.

Khu tẩm điện trước kia vua thường nghỉ ngơi, đọc sách và thưởng trà

Khu tẩm điện trước kia vua thường nghỉ ngơi, đọc sách và thưởng trà

Nổi tiếng là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất của triều đại Nguyễn, Lăng Tự Đức chắc chắn sẽ là điểm đến đáng nhớ trong hành trình du khách khám phá xứ Huế.

Khung cảnh yên bình nơi một góc Khiêm Cung Môn

Khung cảnh yên bình nơi một góc Khiêm Cung Môn

Thời gian tốt nhất để thăm Lăng Tự Đức là từ tháng 1 đến tháng 2. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lên kế hoạch ghé thăm lăng vào những ngày có trời nắng và thời tiết thuận lợi trong năm. Tránh những tháng từ tháng 10 đến tháng 12 vì thời tiết thường không ổn định, có thể gặp mưa lũ và gió mạnh, gây ra khó khăn khi di chuyển. Du khách nên đến thăm các lăng vào buổi sáng hoặc đầu buổi chiều để tận hưởng không khí dễ chịu và có cơ hội chụp những bức hình đẹp tại Lăng Tự Đức.

>> Ngôi chùa cổ nghìn năm tuổi được xây dựng từ thời vua Lý Công Uẩn, từng là căn cứ địa trong 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược

Về thăm vùng đất lịch sử được coi là ‘trái tim’ của chiến dịch Điện Biên Phủ - nơi đặt Sở chỉ huy bí mật của quân đội ta trong 105 ngày đêm

Đền thờ duy nhất có lăng mộ vị vua đầu tiên xưng Đế trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/kham-pha-lang-tam-12ha-la-noi-an-nghi-cua-vua-tri-vi-lau-nhat-trieu-nguyen-nam-giu-mot-thu-la-bao-vat-quoc-gia-d121364.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khám phá lăng tẩm 12ha là nơi an nghỉ của vua trị vì lâu nhất triều Nguyễn, nắm giữ một thứ là Bảo vật quốc gia
    POWERED BY ONECMS & INTECH