Ngôi chùa cổ nghìn năm tuổi được xây dựng từ thời vua Lý Công Uẩn, từng là căn cứ địa trong 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược

17-04-2024 14:11|Hoàng Giang

Ngôi chùa này cũng từng là nơi tu hành của nhiều danh tăng và danh tướng trong thời Lý và thời Trần, trong số đó có cả Hưng Đạo Đại vương.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi

Chùa Thắng Nghiêm nằm trong quần thể di tích Thánh địa Khúc Thủy, tại thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 15km về phía Nam.

Chùa Thắng Nghiêm

Chùa Thắng Nghiêm

Chùa Thắng Nghiêm có một lịch sử lâu đời. Theo thông tin tại trang web Luật Mật Viện Thắng Nghiêm, tương truyền, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng từ rất sớm trên thế đất “Liên Hoa hàm tiếu”, từ thời kỳ Ngô Sỹ Nhiếp làm Thái thú xứ Giao Châu, năm 187-266 (Phật lịch 731-810), do ngài Tôn giả Bảo Đức (tương truyền là hoá thân của Bồ Tát Văn Thù) từ nước Thiên Trúc sang sáng lập để truyền bá Phật Pháp. Ngài đã cho xây dựng ngôi đại bảo tháp thờ xá lợi Phật (đến nay vẫn còn), nhân dân thường gọi là khu Mả Bụt. Sau thời kỳ ngài Tôn giả Bảo Đức sáng lập, tiếp đến lại có hai vị Tôn giả là Kim Trang và Kim Quốc cũng từ xứ Thiên Trúc sang hoằng truyền Chính Pháp. Hai Ngài đã cho xây dựng thêm chùa Phúc Khê, thường gọi là chùa Dâu.

Cổng vào chùa Thắng Nghiêm

Cổng vào chùa Thắng Nghiêm

Còn theo các tài liệu lịch sử ghi chép, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng vào thời vua Lý Công Uẩn. Trong Sách Đại Việt sử ký toàn thư, có đoạn ghi: “Năm 1.010 mùa thu tháng 7, Vua Lý Thái Tổ từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La... Trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng, ngoài thành về phía Nam dựng chùa Thắng Nghiêm”….

Theo truyền thuyết, sau khi dời đô, vua Lý Thái Tổ đi dạo trên sông Nhuệ và phát hiện một ngôi chùa cổ ẩn hiện. Sau khi lễ Phật, vua nhìn thấy cảnh trí uy nghi, thế đất như rồng bay và phượng múa, vì vậy ông đặt tên là Trang Khúc Thủy và xây dựng Mộc Ấp Thang để sau này thường xuyên tới để lễ Phật và ngắm cảnh. Tên chùa cũng bắt nguồn từ đó.

Tượng Phật chùa Thắng Nghiêm

Tượng Phật chùa Thắng Nghiêm

Chùa Thắng Nghiêm là một ngôi chùa mật tông lộng lẫy, trang nghiêm và yên bình, sẽ chắc chắn sẽ làm du khách say đắm. Ngôi chùa được thiết kế với tông màu vàng chủ đạo, được tô điểm bởi những gam màu nâu và đỏ và trang trí với các chi tiết tinh xảo.

Chùa Thắng Nghiêm là một ngôi chùa mật tông lộng lẫy, trang nghiêm và yên bình

Chùa Thắng Nghiêm là một ngôi chùa mật tông lộng lẫy, trang nghiêm và yên bình

Tam bảo của chùa Thắng Nghiêm lưu giữ nhiều tác phẩm kiến trúc Phật giáo đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ Lý, nơi lưu giữ những bức tượng Phật biểu trưng cho các triết lý tôn giáo khác nhau. Đây là không gian thờ cúng quan trọng trong các ngôi chùa Việt Nam, các Phật tử khi đến đây đều đến thắp hương và cầu nguyện tại điện tam bảo.

Empty
Tam bảo của chùa Thắng Nghiêm

Xung quanh tam bảo là 100 tượng Phật ngồi trên đài sen, sơn màu vàng sáng lấp lánh, mỗi tượng tượng trưng cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền bá trí tuệ và đức hạnh.

100 tượng Phật ngồi trên đài sen

100 tượng Phật ngồi trên đài sen

Ở phía sau tam bảo, nhà chùa đã xây dựng một hội trường lớn, là nơi tổ chức các buổi giảng kinh truyền đạo, thu hút hàng trăm tăng ni và Phật tử đến tu học, cũng như là nơi tổ chức các lễ lớn như Lễ Phật Đản và Lễ Vu Lan.

Hội trường chùa

Hội trường chùa

Khu mộ tháp, với những ngôi tháp mộ bằng đá và những cột trụ luân hồi bằng đồng xung quanh, được trang trí một cách rất tinh tế.

Mộ Tháp Chùa Thắng Nghiêm

Mộ Tháp Chùa Thắng Nghiêm

Ngoài ra, khi du khách tận hưởng cảnh vật trong khuôn viên chùa Thắng Nghiêm, bạn sẽ cảm thấy thực sự thoải mái và thanh bình, với những hàng cây xanh mướt, hồ sen thơm ngát và không gian Phật giáo độc đáo. Trong chùa còn có một giếng cổ được xây bằng đá ong, trên thân giếng có viết chữ Hán cổ.

Chứng nhân lịch sử cho những thời kỳ hào hùng

Nằm trong khu vực của Thánh Tích làng Khúc Thủy, chùa Thắng Nghiêm là một phần của di sản văn hóa Phật giáo và dân tộc với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như chùa Linh Quang, chùa Thắng Nghiêm và chùa Dâu (chúc Phúc Khê); cùng với đình, đền, miếu, văn chỉ, nhà cổ...

Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng vào thời vua Lý Công Uẩn

Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng vào thời vua Lý Công Uẩn

Đây cũng từng là nơi tu hành và sinh hoạt của nhiều danh tăng và danh tướng trong thời kỳ Lý (1009-1225) và thời Trần (1225-1400) như: Khuông Việt Quốc sư, Vạn Hạnh Quốc sư, Trùng Liên Bảo Tích Quốc sư, Đạo Huyền Quốc sư, Huyền Thông Quốc sư (hay còn gọi là Linh Thông Hòa thượng Đại vương), Hưng Đạo Đại vương...

Đây cũng từng là nơi tu hành và sinh hoạt của nhiều danh tăng và danh tướng trong thời kỳ Lý và thời Trần

Đây cũng từng là nơi tu hành và sinh hoạt của nhiều danh tăng và danh tướng trong thời kỳ Lý và thời Trần

Chùa Thắng Nghiêm được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ lịch sử như chùa Bụt, chùa Vua, chùa Pháp Vương, chùa Bà Chúa Hến (thời nhà Đinh), chùa Thắng Nghiêm (thời nhà Lý), chùa Trì Long, chùa Trì Bồng (thời nhà Trần), chùa Liên Trì (thời hậu Lê), chùa Phúc Đống (thời nhà Nguyễn). Ngày nay, dân làng thường gọi chung là chùa Khúc Thủy.

Trong thời kỳ phong kiến, các bậc quân vương thường tới chùa để cầu nguyện và lễ bái trước khi đăng cơ, sau đó thường tiến hành trùng tu và sửa chữa khu vực Thánh Tích nói trên. Ngày nay, nơi này vẫn còn lưu giữ 34 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Đặc biệt, làng Khúc Thủy đã được vua Giản Định cuối đời Trần gia phong tám chữ vàng “Khúc Thủy nghĩa dân, Mỹ tục khả phong”.

Chùa Thắng Nghiêm 12
Trong suốt hai cuộc kháng chiến, chùa Thắng Nghiêm luôn có các hoạt động gắn liền với sự tồn vong của đất nước

Trong suốt hai cuộc kháng chiến, chùa Thắng Nghiêm luôn có các hoạt động gắn liền với sự tồn vong của đất nước

Trong suốt hai cuộc kháng chiến, chùa Thắng Nghiêm luôn có các hoạt động gắn liền với sự tồn vong của đất nước. Ngôi chùa được chọn là cơ sở kháng chiến để củng cố và xây dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm.

Chiến tranh loạn lạc cộng với ảnh hưởng của thiên tai khiến cho kiến trúc, di vật, tư liệu của chùa bị tàn phá và thất lạc trong dân gian. Hòa bình lập lại, chùa Thắng Nghiêm chỉ còn lại hai ngôi Tam Bảo là chùa Linh Quang (chùa trên) và chùa Phúc Đống (chùa dưới) song đã xuống cấp nghiêm trọng.

Ngôi chùa được chọn là cơ sở kháng chiến để củng cố và xây dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm

Ngôi chùa được chọn là cơ sở kháng chiến để củng cố và xây dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm

Năm 1995, Ni sư Thích Đàm Thủy (tên tự Bé) cùng với toàn bộ cơ quan chính quyền địa phương đã đồng thuận việc gửi đơn xin phép vào Tùng Lâm Hương Tích để cúng chùa cho Hòa thượng Thích Viên Thành và kính xin sự thỉnh sư về làm trụ trì.

Biểu tượng pháp khí chày yết ma trong hồ sen

Biểu tượng pháp khí chày yết ma trong hồ sen

Tháng 2 năm 1997, Hòa thượng Thích Viên Thành đã gửi Đại đức Thích Minh Thanh đến đây để tiếp tục nhiệm vụ truyền thống của ngôi chùa. Lúc đó, chùa chỉ là một đống đổ nát. Từ thời điểm đó đến nay, công việc tái thiết chùa đã được tiếp tục triển khai liên tục, nhằm phục hồi, bảo tồn và thúc đẩy giá trị văn hóa tâm linh, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo cũng như truyền thống của dân tộc.

Nguồn: Luật Mật Viện Thắng Nghiêm

>> Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi miền Bắc hơn 500 năm, cách Hà Nội chỉ 20km

Ngôi chùa 600 năm tuổi hiếm hoi nắm giữ 3 kỷ lục Việt Nam

Chiêm ngưỡng những pho tượng đặc biệt tại ngôi chùa nghìn năm tuổi có nhiều kỷ lục nhất Việt Nam

Ngôi chùa cổ gần 900 năm nằm dựng đứng trên vách núi, nổi tiếng với cây cột gỗ linh sam ‘cầu con’ linh thiêng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-chua-co-nghin-nam-tuoi-duoc-xay-dung-tu-thoi-vua-ly-cong-uan-tung-la-can-cu-dia-trong-2-cuoc-khang-chien-chong-quan-xam-luoc-d120686.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ngôi chùa cổ nghìn năm tuổi được xây dựng từ thời vua Lý Công Uẩn, từng là căn cứ địa trong 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
POWERED BY ONECMS & INTECH