Kiến thức

Kho báu vật khổng lồ ở nước gần Việt Nam, giá trị 'đủ mua toàn bộ châu Âu' nhưng suốt 600 năm không ai dám khai thác

Thùy Dung 16/08/2024 16:24

Kho báu này hiện đang được xác định nằm trong lòng đất tại khu vực Cổ Cung rộng gần 800.000m2 nổi tiếng thế giới.

Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh tọa lạc tại trung tâm Bắc Kinh, là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.

Theo Science Info, Tử Cấm Thành, hay còn gọi là Cố Cung, được khởi công xây dựng từ năm 1406, trải dài trên diện tích gần 789.000m² với hơn 9.000 ngôi nhà và 70 cung điện lớn nhỏ. Quần thể này đã trải qua 24 triều đại và lưu giữ hơn 1 triệu báu vật, xứng đáng với danh xưng “kho báu lớn nhất lịch sử Trung Quốc”.

Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Ảnh: Internet

Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Ảnh: Internet

Năm 2020 đánh dấu 600 năm hoàn thành công trình vĩ đại này. Trong suốt hơn 6 thế kỷ qua, các chuyên gia đã thu thập thêm nhiều báu vật quý hiếm, đưa tổng số hiện vật tại Bảo tàng Cố Cung trong Tử Cấm Thành lên tới hơn 1,8 triệu, bao gồm di tích văn hóa, công trình cổ và sách từ thời nhà Minh và nhà Thanh.

Mỗi di tích bên trong Tử Cấm Thành đều mang đậm dấu ấn lịch sử, tạo nên trải nghiệm sống động cho du khách. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1% kho tàng văn vật khổng lồ này được trưng bày công khai. Vậy 99% còn lại ở đâu?

Câu trả lời nằm ngay dưới chân du khách, dưới những viên gạch lát của Tử Cấm Thành. Phần lớn cổ vật được lưu giữ trong các kho văn vật ngầm. Các chuyên gia ước tính rằng nếu tất cả kho báu này được phơi bày, giá trị của nó có thể 'đủ mua toàn bộ châu Âu'.

Giếng cổ chứa đầy cổ vật dưới Tử Cấm Thành. Ảnh: Internet

Giếng cổ chứa đầy cổ vật dưới Tử Cấm Thành. Ảnh: Internet

Một trong những cổ vật nổi bật trong hàng triệu báu vật được khai quật tại Tử Cấm Thành là Cốc Vĩnh Cố – chiếc cốc vàng được Hoàng đế Càn Long yêu cầu chế tác nhân dịp sinh nhật 30 tuổi. Chiếc cốc cao 12,5cm, đường kính 8cm, được khảm ngọc và đá quý với hoa văn tinh xảo. Trải qua nhiều biến cố, Cốc Vĩnh Cố trở thành biểu tượng "trấn quốc chi bảo" của triều đại nhà Thanh, thường được dùng trong nghi lễ khai bút đầu năm.

Một báu vật khác là Phỉ thúy dưa hấu – món bảo vật "độc nhất vô nhị" của Từ Hi Thái hậu. Bà xem nó quý giá đến mức luôn cất giữ trong tủ kiên cố, được ba thái giám thân tín bảo vệ. Khi bà qua đời, theo lệnh của Lý Liên Anh, viên phỉ thúy này được chôn cùng bà.

Cũng không thể không kể đến Mũ phượng của Từ Hi Thái hậu, chiếc mũ lộng lẫy với chín con phượng hoàng, mỗi con ngậm một viên dạ minh châu, thể hiện sự phú quý và quyền lực tối cao của bà.

Ngoài những bảo vật chế tác từ vàng, ngọc và đá quý, Tử Cấm Thành còn lưu giữ hơn 156.000 văn vật giấy, trong đó có 53.000 tác phẩm hội họa, 75.000 bức thư pháp, cùng nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thanh minh thượng hà đồ và Thiên lý giang sơn đồ.

Đặc biệt, với kho báu hơn 1.800.000 cổ vật từ đồ gốm, đồ đồng đến vàng bạc, Tử Cấm Thành chỉ trưng bày khoảng 10.000 cổ vật mỗi năm. Theo Science Info, "Nếu muốn chiêm ngưỡng hết toàn bộ kho báu này, hậu thế sẽ phải mất tới… 180 năm".

Chỉ khoảng 1% kho tàng văn vật khổng lồ này được trưng bày công khai. Ảnh: Internet

Chỉ khoảng 1% kho tàng văn vật khổng lồ này được trưng bày công khai. Ảnh: Internet

Dù đã hơn 600 năm trôi qua, các chuyên gia chỉ có thể trục vớt được một lượng giới hạn bảo vật và buộc phải dừng lại dù biết rằng còn cả một kho tàng khổng lồ nằm sâu bên dưới. Điều này dẫn đến nhiều thắc mắc: Tại sao biết rõ dưới giếng Tử Cấm Thành có vô số báu vật nhưng không vớt lên?

Theo các chuyên gia Trung Quốc, lý do không tiếp tục khai thác bảo vật này rất đơn giản: họ không dám làm. Phần lớn cổ vật được cất giấu dưới 72 giếng sâu trong khuôn viên Tử Cấm Thành, mà các giếng này có thiết kế đặc biệt với miệng rất hẹp. Gần đây, giếng còn được cải tạo nhỏ hơn để tăng cường an toàn.

Do đó, nếu sử dụng máy móc để trục vớt, có thể gây hư hại nghiêm trọng cho di tích hàng trăm năm tuổi. Hơn nữa, dù có trục vớt được, bảo vật cũng khó giữ nguyên trạng do đã bị chôn vùi quá lâu dưới lòng giếng tối tăm. Chính vì vậy, các chuyên gia quyết định bảo tồn nguyên trạng những giếng cổ này, để châu báu – chứng nhân lịch sử tiếp tục yên vị nơi nó thuộc về.

>> Tảng vàng ở nước gần Việt Nam nặng 45 tấn, trị giá 42 nghìn tỷ đồng, 'nằm lộ thiên' nhưng không ai dám khai thác

Con tàu đắm mang theo 'kho báu' 128.000 tỷ đồng chìm xuống đáy đại dương: Chứa gần 400 thỏi bạc cùng nhiều kim loại quý giá, gần 400 năm trôi qua vẫn chưa được tìm thấy

Công nhân dùng máy xúc đào vật cứng lạ dưới lòng đất suốt 5 ngày đêm: Phong tỏa khu vực, kho báu 10.000 tỷ toàn vàng bạc lộ diện

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/kho-bau-vat-khong-lo-o-nuoc-gan-viet-nam-gia-tri-du-mua-toan-bo-chau-au-nhung-suot-600-nam-khong-ai-dam-khai-thac-d130665.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kho báu vật khổng lồ ở nước gần Việt Nam, giá trị 'đủ mua toàn bộ châu Âu' nhưng suốt 600 năm không ai dám khai thác
    POWERED BY ONECMS & INTECH