Khu công nghiệp 16,5ha được chọn làm thí điểm di dời ở Bình Dương: Lọt thỏm giữa vùng phát triển đô thị

03-05-2024 17:00|An Nhiên

Khu công nghiệp (KCN) Bình Đường có quy mô 16,5ha được chọn làm thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy lọt thỏm giữa vùng phát triển đô thị, xung quanh bao bọc bởi nhà dân và nhiều chung cư san sát.

KCN Bình Đường chọn làm thí điểm di dời đầu tiên

Mới đây tỉnh Bình Dương đã thống nhất chọn KCN Bình Đường để thí điểm thực hiện chuyển đổi công năng cũng như di dời nhà máy lên phía Bắc của tỉnh, đồng thời lấy ý kiến của người lao động, doanh nghiệp nhằm thực hiện chính sách khi di dời.

Trong cuộc họp báo về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương quý I/2024, Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương thông tin tỉnh này đã thống nhất chọn KCN Bình Đường làm đơn vị thí điểm chuyển đổi.

KCN Bình Đường được chọn làm thí điểm chuyển đổi công năng cũng như di dời nhà máy lên phía Bắc của tỉnh Bình Dương. Ảnh: Lao Động

KCN Bình Đường được chọn làm thí điểm chuyển đổi công năng cũng như di dời nhà máy lên phía Bắc của tỉnh Bình Dương. Ảnh: Lao Động

Được biết, KCN Bình Đường là KCN đầu tiên trên địa bàn tỉnh, được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1993 đến nay, có quy mô 16,5ha do Tổng Công ty Thương mại, xuất nhập khẩu Thanh Lễ làm chủ đầu tư.

Trong quá trình phát triển, KCN này đã thu hút 11 doanh nghiệp gồm 5 doanh nghiệp thuê đất và 6 doanh nghiệp thuê nhà xưởng, giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động, trong đó chủ yếu lao động ở ngành may mặc. Thời điểm đầu năm, các doanh nghiệp nghiệp có đơn hàng trở lại đặt ra nhu cầu tuyển dụng thêm lao động để sản xuất.

KCN Bình Đường nằm lọt thỏm giữa khu dân cư và các căn chung cư. Ảnh: Lao Động

KCN Bình Đường nằm lọt thỏm giữa khu dân cư và các căn chung cư. Ảnh: Lao Động

Mặc dù vậy, về vị trí địa lý, KCN Bình Đường nằm lọt thỏm giữa vùng phát triển đô thị, nhà dân bao xung quanh cùng nhiều chung cư chen chúc. Nằm ở vị trí giáp ranh TP. HCM, kết nối với QL.1A bằng đường Bình Đường 3 và đường An Bình, cả 2 đường này hiện đều nhỏ hẹp so với sự tốc độ phát triển và mở rộng đô thị.

KCN Bình Đường hiện vẫn còn thời gian thuê đất hơn 20 năm, do đó, tỉnh Bình Dương cũng sẽ có phương án hỗ trợ hợp lý cho chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp.

Tỉnh Bình Dương cũng sẽ có phương án hỗ trợ hợp lý cho chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp. Ảnh: Lao Động

Tỉnh Bình Dương cũng sẽ có phương án hỗ trợ hợp lý cho chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp. Ảnh: Lao Động

Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương cho biết, cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã có buổi làm việc với chủ đầu tư cũng như các doanh nghiệp trong KCN Bình Đường, tất cả đều đồng thuận với chủ trương của tỉnh.

UBND tỉnh Bình Dương cho biết, đối với trường hợp các doanh nghiệp phải di dời, ngân sách tỉnh Bình Dương sẽ hỗ trợ từ nguồn khuyến công; hỗ trợ xúc tiến thương mại; ưu đãi đầu tư đối với dự án trong khu công nghiệp; phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ vay vốn; hỗ trợ tiền thuê đất, nhà xưởng tại địa điểm mới.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh đang tiếp tục lắng nghe kiến nghị của các doanh nghiệp và người lao động, đồng thời tính toán các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong quá trình di dời, chuyển đổi công năng để đảm bảo sự hài hoà.

Bình Dương sẽ tổ chức rút kinh nghiệm triển khai rộng ra toàn tỉnh sau khi việc di dời KCN Bình Đường được thành công.

>> TP. HCM đẩy nhanh việc cấp sổ hồng, tháo gỡ bức xúc cho người dân

Việc di dời các KCN cần thiết cho sự phát triển

Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Dương, việc di dời các khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp từ phía Nam lên phía Bắc của tỉnh Bình Dương đã có từ năm 2019.

Thống kê sơ bộ cho thấy có khoảng 3.000 cơ sở sản xuất nông nghiệp, nằm xen kẽ trong các khu dân cư và gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường, sức khỏe cộng đồng cũng như sự phát triển của đô thị.

Các doanh nghiệp trong KCN chủ yếu tập trung sản xuất kinh doanh vào các ngành nghề như may mặc, giày da, gia công, lắp ráp linh kiện điện tử. Ảnh: Người Lao động

Các doanh nghiệp trong KCN chủ yếu tập trung sản xuất kinh doanh vào các ngành nghề như may mặc, giày da, gia công, lắp ráp linh kiện điện tử. Ảnh: Người Lao động

Theo Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Dương - ông Võ Anh Tuấn, đa phần các nhà máy thực hiện di dời đều nằm ở phía Nam của tỉnh, giáp ranh với TP. HCM. Ông Tuấn đánh giá nguồn lực đất đai rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, di dời mới tạo ra không gian phát triển mới cho các địa phương phía nam của tỉnh. Giữa bối cảnh tỉnh Bình Dương đang xây dựng đô thị văn minh, hiện đại thì việc di dời nhà máy sản xuất công nghiệp vào cụm công nghiệp xây dựng bài bản ở phía Bắc là công việc cần thiết.

>> Phân khúc bất động sản nào đang được ‘tiếp kháng thể’ trở thành ‘miếng bánh’ đắt khách nhất?

Huyện 'cửa ngõ' miền Tây Nam Bộ sẽ trở thành đô thị thông minh: Có đến 46 dự án nhà ở, 13 khu công nghiệp

Hòa Phát (HPG) dự kiến 'rót' 5 tỷ USD vào khu công nghiệp hơn 1.000ha nằm tại tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/khu-cong-nghiep-165ha-duoc-chon-lam-thi-diem-di-doi-o-binh-duong-lot-thom-giua-vung-phat-trien-do-thi-d121821.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khu công nghiệp 16,5ha được chọn làm thí điểm di dời ở Bình Dương: Lọt thỏm giữa vùng phát triển đô thị
    POWERED BY ONECMS & INTECH