Thế giới

Kinh tế Trung Quốc đón một loạt tin xấu

Đăng Đức 11/07/2024 07:05

Nền kinh tế Trung Quốc cho thấy dấu hiệu đáng lo sau khi chỉ số lạm phát giá tiêu dùng tăng trong tháng 6, trong khi chỉ số giá cả sản xuất lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Hôm qua (10/7), Trung Quốc vừa công bố dữ liệu cho thấy lạm phát giá tiêu dùng của nước này tăng 0,2% vào tháng 6/2024 so với cùng kỳ năm ngoái và không đạt kỳ vọng, trong khi giá cả sản xuất cũng giảm theo dự báo.

Theo cuộc thăm dò của hãng thông tấn Reuters, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 dự kiến ​​sẽ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 6.

Chỉ số giá cả sản xuất, thước đo giá cả tại các nhà máy đã giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái và điều này phù hợp với kỳ vọng.

CPI cốt lõi của Trung Quốc, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động hơn, đã tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6. Chỉ số này tăng chậm hơn một chút so với mức tăng 0,7% trung bình trong 6 tháng đầu năm nay.

Chỉ số lạm phát của Trung Quốc tháng 6 không đạt kỳ vọng, chuyên gia kinh tế cảnh báo điều gì?
Người tiêu dùng đang mua sắm tại một siêu thị ở Thanh Châu, Trung Quốc vào ngày 12/6/2024 - Nguồn hình ảnh: Nurphoto/Getty Images

Đáng chú ý, trong tháng 6, giá thịt lợn tại Trung Quốc đã tăng vọt 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá thịt bò trong nước lại giảm 13,4%. Mức giá du lịch của quốc gia Đông Á này đã tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong khi con số này đã giảm 0,8% so với tháng 5 năm nay.

>> Trung Quốc đột ngột giảm mua, thị trường nông sản thế giới gặp cú sốc lớn

“Nguy cơ giảm phát vẫn chưa giảm ở Trung Quốc. Nhu cầu trong nước vẫn yếu”, Zhiwei Zhang (Trương Chí Vi), Chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Managemen nhấn mạnh.

Ông Zhang nói thêm rằng Trung Quốc sẽ dựa vào xuất khẩu để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm nay. Đất nước đông dân thứ nhì thế giới (hơn 1,42 tỷ dân) dự kiến ​​công bố dữ liệu thương mại tháng 6 vào thứ Sáu (12/7).

Nhu cầu trong nước yếu tại Trung Quốc đã khiến lạm phát ở mức thấp, trái ngược với các nền kinh tế lớn khác, trong đó có Mỹ, nơi giá cả vẫn ở mức cao.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn chật vật lấy lại vị thế trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản đã kéo dài 3 năm. Gói giải cứu mới nhất của Chính phủ Trung Quốc công bố tháng 5 cũng chưa thể vực dậy thị trường này, khiến nền kinh tế đất nước càng bị “kéo tụt”.

Khảo sát cho thấy các chủ doanh nghiệp đang đối mặt với chi phí tăng cao, do giá nguyên liệu (thép, nhôm, đồng) và chi phí vận chuyển đi lên. Chỉ số theo dõi giá đầu vào vì thế cũng tăng mạnh nhất 2 năm.

"Niềm tin thị trường và nhu cầu chưa đủ vẫn là các thách thức chính", Wang Zhe - nhà kinh tế học tại Caixin Insight Group cho biết.

Theo hãng tin Reuters, chỉ số niềm tin của các hãng sản xuất Trung Quốc trong 12 tháng tới đã xuống thấp nhất kể từ tháng 11/2019 do lo ngại cạnh tranh tăng cao và triển vọng kinh tế thiếu chắc chắn. Tháng trước, ngành sản xuất nước này cũng suy giảm quy mô tuyển dụng.

Theo CNBC/Reuters

>> Trung Quốc 'đau đầu' khi gần 15% thanh niên thất nghiệp, chuyên gia hiến kế giải nguy

CEO ASML: Thế giới vẫn cần những con chip 'cũ kỹ' của Trung Quốc

Nhà máy gang thép 8.100 tỷ đồng 17 năm chưa hoàn thiện: Đề xuất chấm dứt với nhà thầu Trung Quốc, Việt Nam tự làm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kinh-te-trung-quoc-don-mot-loat-tin-xau-241659.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kinh tế Trung Quốc đón một loạt tin xấu
    POWERED BY ONECMS & INTECH