Kỳ lạ gia tộc sống ở nơi nghèo bậc nhất thế giới nhưng chịu chơi ngang 'đại gia' Dubai: Dân đeo cả cân vàng trên người, dép lê cũng dát vàng

20-03-2024 14:05|Phương Nhi

Ít ai biết rằng ở châu Phi có một bộ tộc cực kỳ giàu có, nơi đây nhiều vàng đến mức mang "đắp lên người, dát lên móng tay" cũng không hết.

Bộ tộc Ashanti nằm ở phía Nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi. Dù cho đất nước Ghana vẫn là một quốc gia đang phát triển với tỷ lệ hộ nghèo cao, song bộ lạc này lại nổi tiếng với sự "giàu có". Điều này được thể hiện ở những khối vàng đeo khắp cơ thể.

Với dân số khoảng 3 triệu người, bộ tộc Ashanti có tổ chức như một quốc gia thu nhỏ. Trước đây, vương quốc Ashanti nằm biệt lập giữa rừng, sống cuộc sống biệt lập, tập tục không giao thương với thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên, sau khi giành độc lập từ Denkyira vào thế kỷ XVII, con đường buôn vàng bắt đầu mở qua vương quốc này. Nhờ tài nguyên vàng ở miền Nam Ghana mà người Ashanti có của ăn của để. Sự giàu có của người Ashanti tăng lên nhờ vận chuyển vàng đến Bắc Phi thông qua tuyến đường thương mại xuyên Sahara.

Kỳ lạ gia tộc sống ở nơi nghèo bậc nhất thế giới nhưng xa hoa không kém gì 'đại gia' Dubai: Người dân đeo cả cân vàng trên người, đến đôi dép lê cũng
Bộ tộc Ashanti

Với vị thế thuận lợi khi việc sở hữu trữ lượng khoáng sản khổng lồ, nơi đây có thể mua bán vàng dễ dàng với mức giá thấp. Vàng ở Ghana thực sự dễ dàng tìm thấy ở mọi nơi.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, các mỏ vàng tại đây đã được khai thác hơn 500 năm, nhưng theo đánh giá từ trữ lượng khoáng sản hiện tại, người dân Ghana ước tính còn có thể khai thác thêm 700 năm nữa.

Đính vàng lên cả...đôi dép lê

Thủ lĩnh của nhiều bộ lạc nơi đây rất yêu thích các trang sức, phụ kiện bằng vàng, bạc để làm đẹp cho bản thân. Họ cho rằng vàng bạc chính là tượng trưng cho thân phận và địa vị. Đặc biệt, những phụ kiện vàng của họ được chế tác khá tinh xảo, thiết kế đa dạng. Ngoài ra, những vật dụng hàng ngày cũng đều phải làm từ…vàng.

Kỳ lạ gia tộc sống ở nơi nghèo bậc nhất thế giới nhưng xa hoa không kém gì 'đại gia' Dubai: Người dân đeo cả cân vàng trên người, đến đôi dép lê cũng
Bộ tộc Ashanti cho rằng vàng bạc chính là tượng trưng cho thân phận và địa vị

Người Ashanti từng sử dụng bụi vàng làm tiền tệ, dùng bụi vàng để mạ lên thi thể của các chức sắc bộ tộc khi chôn cất. Những người thợ kim hoàn của Ashanti và Ghana trong nhiều thế kỷ đã tạo ra những miếng vàng có tiêu chuẩn cao.

Tại các buổi lễ, người Ashanti đều đeo đồ trang sức bằng vàng trên người, thậm chí đeo cả ở chân, đính vào giày dép và diện trang phục Kante truyền thống.

Với người Ashanti, vàng không chỉ là kim loại quý mà còn là vua kim loại, vật linh thiêng tượng trưng cho sự vĩnh cửu.

Trong gia tộc của các thủ lĩnh, vợ và con của họ cũng đeo vàng bạc khắp người. Từ vòng đội đầu, vòng cổ, vòng tay, nhẫn, khuyên tai, móng tay cho đến… đôi dép lê đều được làm bằng vàng hoặc đính phụ kiện vàng rực rỡ.

Kỳ lạ gia tộc sống ở nơi nghèo bậc nhất thế giới nhưng xa hoa không kém gì 'đại gia' Dubai: Người dân đeo cả cân vàng trên người, đến đôi dép lê cũng
Kỳ lạ gia tộc sống ở nơi nghèo bậc nhất thế giới nhưng xa hoa không kém gì 'đại gia' Dubai: Người dân đeo cả cân vàng trên người, đến đôi dép lê cũng
Từ vòng đội đầu, vòng cổ, vòng tay, nhẫn, khuyên tai, móng tay cho đến… đôi dép lê đều được làm bằng vàng hoặc đính phụ kiện vàng rực rỡ

Người Ashanti thường đánh giá đối tác làm ăn, sự tin cậy qua lượng vàng đeo trên người. Một người Ashanti đeo càng nhiều vàng chứng tỏ anh ta hay cô ấy có cả gia tài khổng lồ. Như vậy, cũng có nghĩa là người đó rất đáng tin cậy, kính trọng để có thể chọn làm người hợp tác cùng.

Ngay cả trong việc lập gia đình, các chàng trai, cô gái người Ashanti cũng tìm vợ hoặc chồng dựa trên số lượng vàng mà chàng trai/cô gái đeo trên cơ thể. Mức độ “dát vàng, dát bạc” trên người của đối phương chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá được khả năng làm vợ/chồng tốt.

Kỳ lạ gia tộc sống ở nơi nghèo bậc nhất thế giới nhưng xa hoa không kém gì 'đại gia' Dubai: Người dân đeo cả cân vàng trên người, đến đôi dép lê cũng
Trình độ chế tác vàng của các thợ kim hoàn Ashanti đã đạt tới đẳng cấp rất cao

Chế độ đa thê

Tương tự với nhiều bộ tộc khác tại Châu Phi, bộ tộc Ashanti thực hiện chế độ đa thê. Đặc biệt tộc trưởng của bộ tộc này có tới 80 người vợ.

Điều khiến tất cả mọi người phải ngạc nhiên là những người vợ của tộc trưởng chung sống hòa hợp với nhau. Họ coi nhau như chị em trong nhà và cùng nhau phục vụ chồng.

Bộ tộc Ashanti cũng áp dụng hình thức cha truyền con nối. Người kế vị tộc trưởng sẽ thừa kế toàn bộ tài sản của tộc trưởng đời trước bao gồm cả vợ và thê thiếp.

Đặc biệt, mỗi lần tộc trưởng ra ngoài du ngoạn sẽ là một cảnh tượng đặc biệt, giống với hoàng đế thời xưa vi hành khi mang theo rất nhiều người hầu thân cận cùng 70 người vợ và thê thiếp đi chung.

Người phụ nữ trong văn hóa Ashanti kết hôn theo sự sắp đặt của cha mẹ. Nhiều người thậm chí không biết mặt của chồng mình cho tới lúc cưới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cuộc sống của những gia đình người Ashanti không có hạnh phúc và nhanh chóng tan vỡ.

Trong văn hóa của người Ashanti gần như không có chuyện ly dị. Nếu chuyện ly hôn xảy ra thì cả hai bên gia đình nhà chồng và vợ sẽ phải có trách nhiệm hàn gắn mối quan hệ này.

Người dân đeo cả cân vàng trên người vẫn nghèo đói

Dù sở hữu trữ lượng vàng khổng lồ, thực tế người dân Ashanti vẫn đang phải chịu cảnh nghèo khó, thiếu lương thực mỗi ngày.

Có một điều khá trái ngược diễn ra trong cuộc sống của những người dân Ashanti là mặc dù cư dân Ashanti thường xuyên đeo vàng khắp người với số lượng có thể lên đến vài kg song ở nhiều vùng thuộc bộ lạc này, nhiều cư dân vẫn sống cuộc sống nghèo khổ.

Do tập tục không giao thương với người ngoài bộ tộc, nên người Ashanti chỉ buôn bán, trao đổi vàng và hàng hóa với nhau. Người dân thường xuyên không có thực phẩm để ăn, thậm chí là chết đói, do nguồn cung thực phẩm nhiều lúc không đủ. Ở đây, do ai cũng có vàng nên vàng không được sử dụng như thứ vật chất mang lại cuộc sống no ấm mà chỉ thể hiện mức độ giàu có tượng trưng của danh dự mà thôi.

>> Người giàu nhất lịch sử nhân loại: Một lần tiêu hết 12 tấn vàng, sở hữu tới 415 tỷ USD

Một quốc gia từng giàu ngang Dubai nay đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ, dân lái Mercedes đi xin ăn

Một quốc gia "giàu nứt đố đổ vách" nhưng đa số người dân phải đi thuê nhà, trung bình 48 tuổi mới mua được căn nhà đầu tiên

Quốc gia nhỏ bé ít người biết đến nhưng lại là nước giàu nhất thế giới, các dịch vụ y tế và giáo dục đều miễn phí

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ky-la-gia-toc-song-o-noi-ngheo-bac-nhat-the-gioi-nhung-xa-hoa-khong-kem-gi-dai-gia-dubai-nguoi-dan-deo-ca-can-vang-tren-nguoi-den-doi-dep-le-cung-duoc-dinh-vang-227067.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Kỳ lạ gia tộc sống ở nơi nghèo bậc nhất thế giới nhưng chịu chơi ngang 'đại gia' Dubai: Dân đeo cả cân vàng trên người, dép lê cũng dát vàng
POWERED BY ONECMS & INTECH