Lãi suất tiết kiệm giảm sâu, tiền gửi ngân hàng chảy bớt sang công ty chứng khoán
Việc công ty chứng khoán nâng lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi từ nhà đầu tư là nhằm phục vụ nhu cầu vay margin tăng cao chóng mặt.
Vừa qua, một loạt ngân hàng thương mại tiếp tục hạ lãi suất tiền gửi. Theo đó, lãi suất huy động thấp khiến nhiều người gửi tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác, trong đó có sản phẩm đầu tư tại các công ty chứng khoán dưới dạng hợp đồng cho vay.
Nếu gửi tiền đầu tư tại các công ty chứng khoán, khách hàng có thể nhận về mức lãi suất khá cao. Đơn cử, với sản phẩm eInvest của VPBanks, khách hàng đầu tư 1 tháng lãi suất 7,1%/năm, 6 tháng 9%/năm và 12 tháng là 9,8%, thậm chí đầu tư chỉ 3 ngày cũng được hưởng lãi suất 5,3%/năm.
Hay tại VNDirect, khách hàng có tiền nhàn rỗi tham gia gói hỗ trợ lãi suất D-Money của VNDirect, gửi tiền kỳ hạn 29 ngày được hưởng lãi suất 5,8%/năm, kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng lãi suất lên tới 7,7%/năm, kỳ hạn 12 tháng 8,5%/năm. Tại Công ty Chứng khoán PSI, khách hàng gửi tiền kỳ hạn 7 ngày là 5%/năm, 1 tháng là 6%/năm, 6 tháng là 8,5%/năm và 12 tháng là 9,2%/năm…
Thống kê từ các công ty chứng khoán cho thấy, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý 2/2023 đạt khoảng 67.000 tỷ đồng (tương đương 2,9 tỷ USD), tăng khoảng 9.000 tỷ đồng so với quý trước.
Việc công ty chứng khoán nâng lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi từ nhà đầu tư là nhằm phục vụ nhu cầu vay margin tăng cao chóng mặt.
Theo nhận định của VDSC, lợi suất của chứng khoán vẫn hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác. Đơn cử như vàng, về cơ bản không mang lại lợi nhuận kể từ đầu năm và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định duy trì lãi suất cao trong suốt năm 2023 khiến giá vàng khó có thể tăng mạnh trong nửa cuối năm.
HAGL của bầu Đức tiến gần mục tiêu hết lỗ lũy kế, cổ phiếu HAG bật tăng 20%
Những nhóm ngành nào nhà đầu tư cần chú ý trong tháng cuối năm 2024?