Tài chính Ngân hàng

Lạm phát ở châu Âu tiếp tục tăng cao

Trâm Anh 07/01/2024 - 08:11

Việc chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp là nguyên nhân chính dẫn tới sự tăng tốc trở lại của lạm phát, không chỉ ở Đức mà nhiều nước châu Âu khác.

Lạm phát hàng năm ở Đức và Pháp – hai nền kinh tế hàng đầu của Liên minh châu Âu đã tăng trong tháng 12/2023. Lạm phát của eurozone trong tháng 12 năm ngoái được dự báo tăng lên mức 3% từ mức 2,4% trong tháng 11/2023, chấm dứt chuỗi 6 tháng giảm. Các nhà phân tích dự đoán dữ liệu lạm phát tại khu vực sử dụng đồng euro sẽ sớm công bố vào ngày 5/1. Nếu đúng như vậy, đây sẽ là lần lạm phát gia tăng đầu tiên ở khu vực kể từ tháng 4 năm 2023.

>> Lạm phát tại một quốc gia vượt mức 64% và chưa có dấu hiệu dừng lại...

Số liệu từ cơ quan thống kê Đức Destatis ngày 4/1 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nền kinh tế lớn nhất châu u tăng 3,8% trong tháng trước so với cùng kỳ năm trước, từ mức tăng 2,35 ghi nhận trong tháng 11/2023.

Theo tờ Financial Times, việc chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp khí đốt, điện và thực phẩm đã áp dụng trong năm ngoái là nguyên nhân chính dẫn tới sự tăng tốc trở lại của lạm phát, không chỉ ở Đức mà nhiều nước châu Âu khác. Giá điện ở Đức trong tháng 12/2023 tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, đảo ngược cú giảm 4,5% của tháng 11/2023.

Các nhà kinh tế kỳ vọng sự tăng trưởng lần này một phần là do chính phủ các nước châu Âu đã xóa bỏ khoản trợ cấp hào phóng được đưa ra trong cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022 để hỗ trợ các hộ gia đình.

Lạm phát cơ bản tăng 5,01% trong quý I/2023. Ảnh minh họa
Lạm phát ở châu Âu “bốc đầu”

Kể từ cuối năm 2021, khi lạm phát toàn cầu bắt đầu gia tăng sau khi kết thúc lệnh phong tỏa vì đại dịch Covid-19, chính phủ các nước châu u đã chi hàng trăm tỷ USD trợ cấp để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp trước giá năng lượng tăng mạnh. Khoản trợ cấp gia tăng sau căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine vào tháng 2/2022.

Cụ thể, chính phủ Đức đã thanh toán hóa đơn gas và sưởi ấm cho các hộ gia đình vào tháng 12/2022, giúp giảm lạm phát. Giờ đây, khoản trợ cấp đã không còn nữa, và mặc dù giá năng lượng đã giảm kể từ thời điểm đó nhưng hiện tăng trở lại trong tháng 12/2023.

Văn phòng thống kê Pháp hôm 4/1 ghi nhận lạm phát cả năm tăng lên 4,1% trong tháng 12 từ mức 3,9% trong tháng 11/2023. Sự gia tăng của lạm phát ở nước này phản ánh giá năng lượng và dịch vụ tăng.

Nhà kinh tế Oliver Rakau của công ty nghiên cứu kinh tế Oxford Economics nhận định.“Báo cáo ngày hôm nay nói chung phản ánh xu hướng giảm lạm phát vẫn tiếp diễn, như đã diễn ra trong những tháng gần đây và giảm nhanh hơn so với dự báo của Ngân hàng Trung ương châu u (ECB)”.

Đồng quan điểm, ông Paul Donovan, nhà kinh tế trưởng tại UBS Global Wealth Management nói: "Đà lạm phát vẫn tăng nhưng theo hướng chậm hơn. Không có bằng chứng nào về giá cả cố định hay lạm phát dài hạn cao hơn trong dữ liệu mà chúng tôi đang thấy vào lúc này ở Châu Âu, Anh hay Mỹ. Lạm phát tiếp tục gây ngạc nhiên nhưng theo hướng giảm dần".

Song, Ông Paul Donovan cũng dự đoán lạm phát cơ bản (không tính đến chi phí năng lượng và thực phẩm không ổn định) tại 20 quốc gia sử dụng đồng euro có khả năng sẽ chậm lại trong thời gian tới.

Trong khi đó, ông Andrew Kenningham, nhà kinh tế trưởng châu Âu tại Capital Economics kỳ vọng lạm phát cơ bản hàng năm ở khu vực đồng euro sẽ giảm xuống 3,3% trong tháng 12/2023 từ mức 3,6% trong tháng 11/2023 và sẽ tiếp tục giảm. Theo ông Kenningham, vấn đề quan trọng nhất là điều gì sẽ xảy ra với lạm phát cơ bản và áp lực lạm phát cơ bản.

>> FED công bố biên bản cuộc họp tháng 12: Chưa chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất vào 2024

TS. Nguyễn Bích Lâm: Lạm phát 2024 có thể phát sinh do giải ngân vốn đầu tư công

Chỉ số giá PCE, thước đo lạm phát yêu thích của FED thấp hơn dự kiến

Sau báo cáo lạm phát quan trọng, giá dầu, chứng khoán Mỹ tăng điểm

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lam-phat-o-chau-au-tiep-tuc-tang-cao-218583.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Lạm phát ở châu Âu tiếp tục tăng cao
POWERED BY ONECMS & INTECH