ACBS dự báo CPI cao nhất sẽ tăng thêm 1,6%, đưa CPI năm 2022 của Việt Nam lên 4,1%.
Theo các chuyên gia tại ACBS, một thập kỷ kể từ lần cuối cùng chúng ta phải lo ngại về lạm phát của Việt Nam, từ mức CPI hai con số cao hơn mục tiêu của Chính phủ năm 2011, lạm phát của Việt Nam đã được kiểm soát tốt và duy trì dưới chỉ tiêu trong 10 năm qua.
Giai đoạn 2021-2022, sau một thời gian dài suy giảm do đại dịch COVID-19 với các biện pháp giãn cách xã hội, doanh nghiệp tạm thời đóng cửa và chuỗi cung ứng lâm vào bế tắc, hầu hết các Ngân
hàng Trung ương phải cắt giảm lãi suất để giảm bớt tác động của đại dịch.
Liên kết với điều này là chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương với một lượng lớn thanh khoản được bơm vào nền kinh tế để giảm bớt tình trạng tài chính của các ngân hàng và doanh nghiệp.
Kể từ đầu năm 2022, nhiều khu vực trên thế giới đã chịu áp lực lạm phát khiến lãi suất ở ncác nền kinh tế lớn tăng lên nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ. Các nước ASEAN dường như ít bị tác động hơn do hầu hết các Ngân hàng Trung ương ASEAN vẫn duy trì tỷ lệ như trong nửa đầu năm 2022.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát bắt đầu đè nặng lên các quốc gia này trong bối cảnh giá năng lượng tăng, do đó có thể khiến giá thực phẩm và các mặt hàng liên quan khác tăng vọt.
Động thái các Ngân hàng Trung Ương 2022
CPI những tháng còn lại trong năm 2022
Phần lớn áp lực lên CPI của Việt Nam là do giá dầu cao trên toàn cầu đã dẫn đến giá xăng trong nước cao và tác động gián tiếp đến giá hàng hóa khác trong rổ tính CPI.
Tuy nhiên, trong những tháng sắp tới, một số yếu tố bên ngoài có thể tạo ra kết quả trái chiều đến CPI của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2022.
Mặc dù Việt Nam có thể tự cung khoảng 70% lượng xăng dầu trong nước, chủ yếu từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất, nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô (9,9 triệu tấn vào năm 2021) cho nhà máy lọc dầu do nhà máy lọc dầu Nghi Sơn phải sử dụng dầu nhập khẩu để sản xuất xăng.
Giá dầu leo thang gần đây chủ yếu được cho là do tác động của việc nối lại các hoạt động sản xuất sau COVID19 và căng thẳng địa chính trị cũng như các lệnh trừng phạt từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Tại Việt Nam, giá dầu và xăng là một trong những yếu tố trọng yếu đối với lạm phát. Tuy nhiên, để đối phó với giá xăng tăng do giá dầu tăng cao, Chính phủ đã thông qua hai đợt cắt giảm thuế môi trường (2.000 đồng vào ngày 1/4 và 1.000 đồng vào ngày 11/7).
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã yêu cầu giảm một nửa thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu và cát giảm 20% hoặc 50% thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu.
Các mặt hàng chính trong chế độ ăn của người Việt Nam là gạo (chiếm khoảng 2,55% trong rổ tính CPI) và thịt lợn (chiếm khoảng 5% trong rổ tính CPI).
Giá bán lẻ gạo tại Việt Nam vẫn ổn định và sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi (ASF) từ năm 2018 đến năm 2021 đã khiến giá thịt lợn tăng vọt trong thời gian này sau đó đã giảm mạnh trở lại trong 6T2022 do bệnh dịch tả lợn châu Phi đang được kiểm soát và đàn lợn đã được tái đàn.
Các chuyên gia tại ACBS kỳ vọng rằng, các đàn lợn sẽ được tiêm chủng vào cuối năm 2022.
Ngoài ra, giá có thể tăng nhẹ, lên tới 75.000 đồng/kg vào cuối quý IV/2022, vào khoảng thời gian lễ hội và Tết Nguyên đán cùng với việc giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng cao trong thời gian gần đây.
Tóm lại, liên quan đến giá nhiên liệu trong nước, một trong những yếu tố cấu thành CPI lớn nhất của Việt Nam, giả định “lạm phát tăng cao” của các chuyên gia tại ACBS dựa trên giả thuyết giá dầu toàn cầu sẽ đạt đỉnh 120-125 USD/thùng đẩy giá nhiên liệu bán lẻ lên mức 32.000 đồng/lít trong nửa đầu năm 2022 (A95, 23.210/lít tính đến ngày 12/9/ 2022).
Kết hợp với kỳ vọng "lạm phát gia tăng" của ACBS về giá thịt lợn, họ cho rằng dự báo CPI cao nhất sẽ tăng thêm 1,6% đưa CPI năm 2022 của Việt Nam lên 4,1% vẫn quanh mức mục tiêu 4%.