Lạm phát tăng cao, có nên “rót tiền” vào bất động sản?

22-07-2022 14:30|Như Quỳnh

Năm 2022 trong bối cảnh nguy cơ lạm phát tăng cao, bất động sản được đánh giá là một trong những kênh đầu tư an toàn và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Tuy nhiên, điều này vô tình tạo ra nhiều hệ lụy và khó khăn cho nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.

Lạm phát bao trùm nền kinh tế

Kể từ đầu năm 2022, những căng thẳng liên quan đến chiến sự tại Ukraine khiến nền kinh tế thế giới vốn đã bị tổn thương nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, lại thêm “chao đảo” vì gián đoạn chuỗi cung ứng. Đây cũng là nguyên nhân chính  khiến nhiều nước đang phải chật vật ứng phó với bài toán lạm phát tăng phi mã.

Tại Việt Nam chỉ tính trong lĩnh vực xây dựng giá vật liệu xây dựng tăng từ 10 - 15% trong 2 tháng qua và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Các chuyên gia cho biết giá nhiên liệu tăng khiến giá hàng hóa tăng được nhìn thấy rõ. Khả năng giá cước vận tải, giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng nữa trong thời gian tới, gây áp lực vô cùng lớn cho nền kinh tế và doanh nghiệp.

Đặc biệt, giá xăng dầu cuối tháng 5 đã phá kỷ lục vượt mốc hơn 30.000 đồng/lít khiến các mặt hàng khác đều thông báo tăng giá trong tháng 5 khiến nỗi lo lạm phát lại ám ảnh nền kinh tế. Theo các chuyên gia, hầu hết các lĩnh vực chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, xây dựng và bán lẻ... đều bị ảnh hưởng lớn do xăng dầu tăng giá quá nhanh và liên tục. Giá xăng cũng là “thủ phạm” có thể khiến giá cả nhiều hàng hóa tăng vào những tháng cuối năm.

Theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát làm hao mòn lợi nhuận thu được từ các khoản tiết kiệm, cho dù đó là tiền mặt hoặc tiết kiệm có lãi suất cố định như trái phiếu. Những khoản này mang lại lợi ích cho những người đầu tư vào tài sản hoặc cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao hơn, và dĩ nhiên rủi ro cũng cao hơn. Trong đó, đầu tư vào tài sản, cụ thể là vàng và bất động sản vẫn được nhiều nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng”.

dau-tu-bat-dong-san.jpg

Có nên rót tiền vào bất động động sản?

Theo một khảo sát của VARS, có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu tư bất động sản như một công cụ đối phó với lạm phát.

Từ đầu năm đến nay, giá vật liệu xây dựng đã tăng khoảng 30%. Dự báo trong thời gian tới giá vật liệu xây dựng sẽ còn tiếp tục tăng. Lạm phát tăng đẩy giá nguyên vật liệu xây tăng tạo áp lực tăng giá bán bất động sản.

Bất động sản luôn được xem là kênh trú ẩn an toàn, chống trượt giá khi lạm phát xảy ra. Tuy nhiên, trước bối cảnh lạm phát trong nước và thế giới không ngừng tăng cao, các chuyên gia cho rằng, khi lạm phát “vượt ngưỡng”, bất động sản có thể không là kênh trú ẩn đáng tin cậy nữa do yếu tố thanh khoản.

Một nhà đầu tư bất động sản cá nhân tại TP.HCM cho rằng, khi lạm phát tăng cao, vật tư xây dựng tăng cao khiến chi phí xây dựng bị đội lên rất nhiều. Vô hình chung đẩy giá nhà ở tăng lên chóng mặt. Khi đó, thị trường bất động sản có thể sẽ xuất hiện những diễn biến mới.

Giới chuyên gia bất động sản cũng nhận định, trong trường hợp lạm phát vượt kỳ vọng có thể xảy ra tác động ngược, tức là giá bất động sản không những không tăng mà còn “quay đầu” giảm.

Ông Phạm Anh Khôi, Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Tài chính Bất động sản, thị trường bất động sản và lạm phát có mối quan hệ tương quan. Lạm phát tăng, dòng tiền đổ vào bất động sản tăng để tìm nơi trú ẩn kéo theo giá bất động sản tăng.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết, nếu nghiên cứu sâu về lạm phát, nhà đầu tư nên quan tâm vào lạm phát kỳ vọng. Trường hợp lạm phát dưới mức kỳ vọng, giá bất động sản sẽ tăng theo. Nhưng trường hợp mức lạm phát vượt kỳ vọng sẽ gây ra tác động ngược tới thị trường bất động sản.

Nhà đầu tư tham gia thị trường sớm thì phải chịu ít rủi ro hơn. Nguyên nhân là do, khi dự án mới mở bán, chủ đầu tư sẽ tạo thị trường cho người mua nên không phải băn khoăn về tính thanh khoản. Vấn đề cần quan tâm là tính pháp lý của dự án và uy tín của chủ đầu tư ra sao.

Ngược lại, nhà đầu tư “chậm chân” tham gia thị trường muộn càng phải đối mắt với nhiều rủi ro khi tính thanh khoản giảm dần. Do đó, nhà đầu tư nên chuẩn bị sẵn tinh thần cho trường hợp “vô tình lướt sóng trở thành cư dân” hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngoài ra, việc lạm phát tăng cao có thể dẫn đến các chính sách kìm hãm lạm phát thông qua tăng lãi suất. Những nhà đầu tư vay tiền đầu tư nhà đất sẽ càng chịu nhiều sức ép nợ vay hơn.

Chính vì thế, trước khi quyết định tham gia vào thị trường trong giai đoạn lạm phát cao như hiện nay, nhà đầu tư cần phải xem xét hai vấn đề. Một là, thị trường liệu có đang ổn định hay không. Hai là, liệu có thực sự cần thiết phải sử dụng đòn bẩy tài chính hay không nhằm tránh rơi tình trạng “chết trên đống tài sản” đã xảy ra không ít lần trước đây.

Ông lớn BĐS miền Bắc dồn lực cho dự án 2.300 tỷ đồng tại Hà Nam, chốt chào bán hàng triệu cổ phiếu vùng giá thấp

Công ty ‘nhà’ Becamex IDC (BCM) nhận gói thầu gần 1.500 tỷ đồng tại dự án trọng điểm ở Bình Dương

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lam-phat-tang-cao-co-nen-rot-tien-vao-bat-dong-san-141407.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lạm phát tăng cao, có nên “rót tiền” vào bất động sản?
    POWERED BY ONECMS & INTECH