Nhịp sống

'Làng địa ngục' có đến 1/3 người dân mắc ung thư chỉ vì một dòng sông

Mộng Kha 23/08/2024 - 16:05

Người dân địa phương nghi ngờ rằng ngoài ung thư, nguồn nước này còn có thể là nguyên nhân khiến một số trẻ em mắc phải dị tật xương bẩm sinh.

Làng Gangnauli, thuộc tiểu bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, cách Thủ đô New Delhi khoảng 2 giờ lái xe, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng. Ung thư đã tàn phá nặng nề cuộc sống của khoảng 5.000 người dân tại đây. Đáng lo ngại là tỷ lệ mắc bệnh ở đây rất cao, với cứ ba người thì có một người mắc căn bệnh chết người này.

1/3 người dân của ngôi làng này đang mắc ung thư (Ảnh: CNA)

1/3 người dân của ngôi làng này đang mắc ung thư (Ảnh: CNA)

Theo thông tin trên CNA, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân gây ra "đại dịch" ung thư ở làng Gangnauli chính là nguồn nước mà người dân sử dụng. Sông Krishna, con sông dài thứ ba của Ấn Độ, là nguồn nước chính cho khoảng 6.000 hộ gia đình dọc theo lưu vực của nó. Tuy nhiên, sông Krishna đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất đường và giấy.

Người dân địa phương nghi ngờ rằng sự ô nhiễm này không chỉ gây ra ung thư mà còn có thể là nguyên nhân khiến một số trẻ em mắc phải dị tật xương bẩm sinh.

Ung thư tàn phá cuộc sống của dân làng Gangnauli (Ảnh: CNA)

Ung thư tàn phá cuộc sống của dân làng Gangnauli (Ảnh: CNA)

Được biết, dòng sông Krishna phân nhánh và chảy qua hàng chục ngôi làng trong khu vực, tất cả đều ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ ung thư. Năm ngoái, một nhà lãnh đạo của Đảng Nhân dân Ấn Độ đã lên tiếng trước quốc hội, cho biết rằng nước sông Krishna đã trở thành nguồn gây ung thư cho khoảng 100 ngôi làng.

Akshay Rathee, một cư dân được chẩn đoán mắc ung thư khi mới 16 tuổi, cho biết, căn bệnh đã buộc anh phải ngừng học tập và từ bỏ ước mơ trở thành đô vật chuyên nghiệp.

"Nhìn thấy tình trạng hiện tại, tôi chỉ muốn đưa gia đình mình rời khỏi đây. Nếu chúng tôi vẫn ở lại, chúng tôi sẽ chỉ phải chứng kiến cái chết do bệnh tật. Cuộc sống ở đây dường như không còn hiện hữu nữa", Rathee chia sẻ.

Tòa án Xanh Quốc gia của Ấn Độ, cơ quan phụ trách giải quyết các tranh chấp về môi trường, đã nhiều lần ra lệnh điều tra các nguồn gây ô nhiễm. Tuy nhiên, người dân địa phương cho biết rằng không có nhiều cải thiện đáng kể sau các chỉ thị này.

Dòng sông Krishna phân nhánh và chảy qua hàng chục ngôi làng trong khu vực (Ảnh: Internet)

Dòng sông Krishna phân nhánh và chảy qua hàng chục ngôi làng trong khu vực (Ảnh: Internet)

Báo cáo công bố đầu năm nay bởi Apollo Hospitals, một tập đoàn chăm sóc sức khỏe đa quốc gia hàng đầu, đã đặt ra một cảnh báo nghiêm trọng, gọi Ấn Độ – quốc gia bên dòng sông Hằng – là "thủ đô ung thư của thế giới". Theo dữ liệu từ chính phủ, năm 2022, Ấn Độ đã ghi nhận khoảng 1,4 triệu ca ung thư mới. Đáng lo ngại hơn, các chuyên gia dự đoán rằng, con số này có thể tăng lên khoảng 1,6 triệu ca.

Được biết, tổng số ca ung thư toàn cầu đã đạt 13,9 triệu vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên 15,7 triệu vào năm 2025, tương đương với mức tăng 13% trong vòng chỉ 5 năm.

>> Phát hiện loại mật ong mới có khả năng điều trị ung thư

Phát hiện loại rau giúp chống ung thư có ở Việt Nam có khả năng điều trị đột quỵ

Loại lá sở hữu hoạt chất hiếm, có khả năng chống ung thư, ức chế sự phát triển di căn của tế bào ác tính

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/lang-dia-nguc-co-den-1-3-nguoi-dan-mac-ung-thu-chi-vi-mot-dong-song-d131169.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    'Làng địa ngục' có đến 1/3 người dân mắc ung thư chỉ vì một dòng sông
    POWERED BY ONECMS & INTECH