Kiến thức

Láng giềng Việt Nam xây siêu nhà máy chế tạo tên lửa lớn nhất nhì thế giới: Tăng gấp đôi năng lực phóng hàng năm, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk

Đại Dương 15/08/2024 - 15:55

Nhà máy lắp ráp tên lửa này với quy mô lớn và có khả năng sản xuất tới 50 tên lửa Trường Chinh 8 trong một năm.

Theo tờ SCMP đưa tin vào giữa năm 2023, Trung Quốc đang xây dựng một nhà máy lắp ráp tên lửa với quy mô lớn chưa từng có trên đảo Hải Nam. Khi đi vào hoạt động, “siêu nhà máy tên lửa” này có khả năng sản xuất tới 50 tên lửa Long March 8 (Trường Chinh 8) mỗi năm, giúp tăng gấp đôi năng lực phóng hàng năm của Trung Quốc – vốn đã thuộc top thế giới.

Năm 2022, công ty SpaceX của Elon Musk thực hiện 61 vụ phóng, chủ yếu là tên lửa Falcon tái sử dụng. Trong khi đó, Trường Chinh 8 là mẫu tên lửa mới, chi phí thấp và không thể tái sử dụng. Phương tiện này có thể chứa hơn 20 vệ tinh liên lạc lớn bằng vệ tinh Starlink của SpaceX.

Láng giềng Việt Nam xây siêu nhà máy chế tạo tên lửa lớn nhất nhì thế giới: Tăng gấp đôi năng lực phóng hàng năm, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk - ảnh 1
Tên lửa Trường Chinh 8 mang theo 22 vệ tinh phóng từ bãi phóng Văn Xương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ngày 27.2.2022. Ảnh: Xinhua

Do đó, Trung Quốc dự định sử dụng các tên lửa này để phóng hơn 1.000 vệ tinh lên không gian mỗi năm. Tên lửa mới cũng được thiết kế để đưa các vệ tinh lên quỹ đạo cao hơn các vệ tinh Starlink của SpaceX. Độ cao thuận lợi hơn sẽ cho phép các vệ tinh của Trung Quốc giám sát hoặc thậm chí áp chế các đối thủ.

Hướng đến công nghệ lắp ráp, sản xuất hiện đại

Để cạnh tranh với dịch vụ Starlink của SpaceX, Trung Quốc có kế hoạch phóng gần 13.000 vệ tinh lên quỹ đạo, bên cạnh 4.000 vệ tinh đã được phóng trước đó. Song song đó, Bắc Kinh cũng hướng đến mục tiêu ngăn chặn các dịch vụ toàn cầu của Starlink thông qua một dự án có mã hiệu là "GW".

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Trung Quốc, đội hình tên lửa hiện tại của Bắc Kinh vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của dự án. Phần lớn các tên lửa Trường Chinh 8 đều có kích thước không phù hợp – hoặc quá nhỏ hoặc quá lớn. Thêm vào đó, phương thức sản xuất tên lửa hiện tại của Trung Quốc không thể đáp ứng được tốc độ mà dự án "GW" yêu cầu.

Trong quá trình sản xuất tên lửa truyền thống, các công nhân sẽ lắp ráp từng bộ phận khác nhau rồi gắn vào tên lửa tại một địa điểm cố định. Lúc này, bản thân tên lửa sẽ không di chuyển theo đường thẳng mà sẽ nằm yên một chỗ trong khi các công nhân sẽ di chuyển xung quanh để hoàn thiện việc lắp ráp.

Láng giềng Việt Nam xây siêu nhà máy chế tạo tên lửa lớn nhất nhì thế giới: Tăng gấp đôi năng lực phóng hàng năm, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk - ảnh 2
Nhà sản xuất tên lửa Trường Chinh 8 sẽ áp dụng phương pháp lắp ráp tương tự như SpaceX. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, hiện tại, các nhà sản xuất hiện đại đã áp dụng công nghệ dây chuyền lắp ráp xung - tương tự như sản xuất máy bay chiến đấu, nhằm tăng tốc độ lắp ráp cũng như giảm được chi phí sản xuất.

SpaceX đã phát triển một hệ thống tự động mang tên "Dây chuyền lắp ráp tích hợp Falcon 9", sử dụng các xung đồng bộ để di chuyển các bộ phận tên lửa trong quá trình lắp ráp nhanh chóng và hiệu quả. Phương pháp này giúp SpaceX sản xuất tên lửa với số lượng lớn hơn và chi phí thấp hơn so với các phương pháp truyền thống.

Theo nhóm các nhà khoa học, nhà sản xuất tên lửa Trường Chinh 8 tại Văn Xương, Hải Nam, Trung Quốc cũng sẽ áp dụng phương pháp lắp ráp tương tự như SpaceX nhưng vẫn có những lợi thế riêng biệt.

Theo đó, để dây chuyền lắp ráp xung hoạt động hiệu quả, việc đảm nguồn cung cấp linh kiện chất lượng cao, ổn định là rất quan trọng. Tại Trung Quốc, nhiệm vụ này được xem là khá dễ dàng bởi quốc gia này vốn được xem là “công xưởng của thế giới”, có khả năng sản xuất lớn nhiều sản phẩm công nghiệp, bao gồm cả những sản phẩm đòi hỏi độ chính xác cao.

Giảm thiểu được đáng kể giá thành

Theo một báo cáo của các nhà nghiên cứu tại China Aerospace, chi phí phóng tên lửa Trường Chinh 8 hiện tại lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp (LEO) tốn khoảng 3.300 USD/kg, tương đương với Falcon 9 của SpaceX. Chính vì vậy, điều này đã thúc đẩy các nhà khoa học tìm cách giảm chi phí cho Trường Chinh 8.

Láng giềng Việt Nam xây siêu nhà máy chế tạo tên lửa lớn nhất nhì thế giới: Tăng gấp đôi năng lực phóng hàng năm, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk - ảnh 3
Bệ phóng mới được xây dựng tại Văn Xương, Hải Nam. Ảnh: Internet

Theo đó, Trường Chinh 8 là tên lửa đầu tiên trên thế giới bay vào không gian thành công mà không cần thử nghiệm những phương thức với quy mô đầy đủ. Thay vào đó, các nhà khoa học đến từ Trung Quốc đã sử dụng hình thức mô phỏng để thu được các thông số chuyển động để phóng thành công, ngay cả sau khi các tên lửa đẩy bị loại bỏ và thay thế các bộ phận. Nhóm nghiên cứu cho biết, nhờ sử dụng công cụ mô phỏng và thiết kế tiên tiến, "chu kỳ phát triển" của tên lửa đã rút ngắn 12 tháng, đồng thời tiết kiệm được khoản kinh phí thử nghiệm lớn.

>> Phóng tên lửa băng qua núi để xây cầu 4 làn xe, láng giềng Việt Nam khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình ‘lơ lửng trên mây’ độc đáo

Xây nhà máy gần 4.000m2 chuyên 'đãi' vàng từ điện thoại, TV cũ, tạo ra nửa tấn vàng mỗi năm

Siêu cường châu Á mở cửa 9 nhà máy điện hạt nhân cho người dân tham quan, khởi động 'du lịch hạt nhân'

Theo Thị Trường Tài Chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/lang-gieng-viet-nam-xay-sieu-nha-may-che-tao-ten-lua-lon-nhat-nhi-the-gioi-tang-gap-doi-nang-luc-phong-hang-nam-canh-tranh-voi-spacex-cua-elon-musk-125479.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Láng giềng Việt Nam xây siêu nhà máy chế tạo tên lửa lớn nhất nhì thế giới: Tăng gấp đôi năng lực phóng hàng năm, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
    POWERED BY ONECMS & INTECH