Kiến thức

Phóng tên lửa băng qua núi để xây cầu 4 làn xe, láng giềng Việt Nam khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình ‘lơ lửng trên mây’ độc đáo

Mộng Kha 14/08/2024 - 11:57

Cây cầu này còn trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích sự phiêu lưu và khám phá.

Trung Quốc không chỉ nổi tiếng với những cỗ máy xây dựng tiên tiến hàng đầu thế giới, mà còn khiến cả thế giới kinh ngạc bởi hệ thống giao thông hiện đại và quy mô. Những cây cầu hùng vĩ, những tuyến đường cao tốc uốn lượn qua núi đồi và mạng lưới đường sắt cao tốc trải dài khắp đất nước đã chứng minh sự phát triển vượt bậc của quốc gia này. Đặc biệt, không thể không nhắc đến cầu treo Siduhe, một biểu tượng nổi bật, từng được vinh danh là cây cầu cao nhất thế giới từ năm 2009 đến năm 2016.

Công trình cho thấy khả năng xây dựng vượt trội của Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Công trình cho thấy khả năng xây dựng vượt trội của Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Theo thông tin trên Hubei China, cầu Siduhe khai trương vào 15/11/2009, nằm cách vùng 3 hẻm núi nổi tiếng của sông Trường Giang khoảng 80km về phía Nam, thuộc tỉnh Hồ Bắc.

Cầu Siduhe được đánh giá là một trong những kiệt tác đáng chú ý nhất trên đoạn cuối dài 483km của tuyến đường cao tốc Tây Hương. Tuyến cao tốc này kéo dài 2.175km, kết nối các thành phố lớn như Thượng Hải, Trùng Khánh và Thành Đô, tạo nên một huyết mạch giao thông quan trọng cho Trung Quốc.

Cầu Siduhe được đánh giá là một trong những kiệt tác đáng chú ý của Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Cầu Siduhe được đánh giá là một trong những kiệt tác đáng chú ý của Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Theo đó, cầu treo Siduhe sừng sững vươn mình qua thung lũng sâu, như một 'người khổng lồ' đứng giữa thiên nhiên hùng vĩ. Cầu sở hữu độ cao ấn tượng 496m, tương đương với một tòa nhà 200 tầng. Về độ dài, cầu Siduhe có chiều dài khoảng 1.222m cùng 4 làn xe, được xây dựng theo cấu trúc cầu treo truyền thống nhưng với quy mô lớn hơn. Hệ thống tháp cầu hình chữ H bằng bê tông vững chắc, kết hợp với các cáp trụ mạnh mẽ và hệ thống dây treo tinh vi, tạo nên một công trình bền vững và an toàn, đủ sức chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt.

Cây cầu sở hữu 4 làn xe, nằm lơ lửng trên cao (Ảnh: Internet)

Cây cầu sở hữu 4 làn xe, nằm lơ lửng trên cao (Ảnh: Internet)

Một trong những điểm đặc biệt làm nên danh tiếng của cầu treo Siduhe chính là cách thức thi công độc đáo trong điều kiện địa hình hiểm trở và độ cao khó tiếp cận. Thay vì sử dụng khinh khí cầu hoặc máy bay trực thăng để đưa dây cáp thí điểm qua thung lũng, đội ngũ thi công đã sáng tạo bằng cách phóng tên lửa từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Phương pháp táo bạo này không chỉ giúp hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả mà còn thu hút sự chú ý của toàn thế giới, biến Siduhe thành biểu tượng của kỹ thuật xây dựng tiên tiến.

Được biết, chi phí để hoàn thành cây cầu này lên đến khoảng 100 triệu USD, tương đương hơn 2,3 nghìn tỷ đồng.

Thay vì sử dụng khinh khí cầu hoặc máy bay trực thăng để đưa dây cáp thí điểm qua thung lũng, đội ngũ thi công đã sáng tạo bằng cách phóng tên lửa từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác (Ảnh: Internet)

Thay vì sử dụng khinh khí cầu hoặc máy bay trực thăng để đưa dây cáp thí điểm qua thung lũng, đội ngũ thi công đã sáng tạo bằng cách phóng tên lửa từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác (Ảnh: Internet)

Với thiết kế ấn tượng và chiều cao khổng lồ, cây cầu này không chỉ phục vụ mục đích di chuyển mà còn mang đến một trải nghiệm độc đáo cho du khách. Khi đứng trên cầu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của sông Sidu, nằm vắt ngang qua thung lũng sâu.

Cây cầu này còn trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích sự phiêu lưu và khám phá (Ảnh: Internet)

Cây cầu này còn trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích sự phiêu lưu và khám phá (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, cảm giác di chuyển trên độ cao “không tưởng” sẽ mang đến một trải nghiệm đầy ấn tượng và khó quên, khiến cầu Siduhe trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích sự phiêu lưu và khám phá.

>> Cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam ‘bắc qua eo biển’ có vốn đầu tư gần 1.000 tỷ, trụ cao trăm mét, dài hơn 1.850m

Máy bay vũ trụ với động cơ tên lửa đạt tốc độ hơn 1.100km/h, mục tiêu trở thành phương tiện đầu tiên bay ở độ cao trên 100km hai lần trong ngày

Tên lửa của nước láng giềng Việt Nam bị 'xé toạc' trên không trung, tan thành 350 mảnh vỡ, 'vướng' ở độ cao 800-1.000 km

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/phong-ten-lua-bang-qua-nui-de-xay-cau-4-lan-xe-lang-gieng-viet-nam-khien-the-gioi-ngo-ngang-voi-cong-trinh-lo-lung-tren-may-doc-dao-d130422.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Phóng tên lửa băng qua núi để xây cầu 4 làn xe, láng giềng Việt Nam khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình ‘lơ lửng trên mây’ độc đáo
POWERED BY ONECMS & INTECH