Lộ diện những địa phương có mức sống đắt đỏ nhất nước

30-03-2024 21:46|Nguyễn Lê

Tổng cục Thống kê vừa báo cáo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023. Theo đó, năm địa phương có mức giá cao nhất cả nước trong năm 2023 là Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng và Bình Dương.

SCOLI là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh sự chênh lệch giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống hàng ngày của người dân giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữa các vùng kinh tế - xã hội trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Theo cơ quan thống kê quốc gia, năm 2023, thứ tự đắt đỏ giữa các vùng kinh tế - xã hội không biến động nhiều so với năm 2022. 

Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng tiếp tục giữ vị trí có giá cả đắt đỏ nhất cả nước. Vị trí thứ hai là vùng Đông Nam Bộ, tiếp theo lần lượt là Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

W-chi-so-cpi-thang-2-2024-1.jpg
Hà Nội là địa phương có mức sống đắt đỏ nhất nước năm 2023. Ảnh: Anh Nguyễn

Cụ thể, chỉ số SCOLI chỉ ra, trong 63 tỉnh, thành phố Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước năm 2023, với mức thang 100%. Năm 2022, Hà Nội cũng dẫn đầu cả nước với mức giá đắt đỏ nhất.

TP. HCM đứng thứ hai với chỉ số SCOLI bằng 98,44%; một số nhóm hàng của thành phố này có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội là may mặc, mũ nón và giày dép; văn hóa, giải trí và du lịch; hàng ăn và dịch vụ ăn uống; thiết bị và đồ dùng gia đình.

Đứng thứ ba là Quảng Ninh, với chỉ số SCOLI bằng 97,94%. Lý do địa phương này có mức giá đắt đỏ thứ ba cả nước bởi là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Kinh tế Quảng Ninh phát triển sôi động dẫn đến mức giá một số nhóm hàng dịch vụ cao hơn so với các địa phương khác.

Vị trí thứ tư thuộc về Hải Phòng với chỉ số SCOLI năm 2023 bằng 96,07%. Đây là thành phố có hệ thống tổ chức thương mại đa dạng với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế.

Bình Dương là tỉnh đứng thứ năm cả nước, chỉ số SCOLI năm 2023 bằng 94,25%, tăng mức đắt đỏ 3 bậc so với năm 2022. Tỉnh này đã tập trung khai thác được lợi thế về vị trí địa lý, nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với công tác an sinh và phúc lợi xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm.

Theo số liệu công bố, nhóm các tỉnh có mức sống thấp nhất cả nước là: Bến Tre là địa phương có chỉ số SCOLI năm 2023 thấp nhất cả nước, bằng 85,93% so với Hà Nội. Địa phương có giá thấp thứ hai cả nước là Nam Định với chỉ số SCOLI năm 2023 bằng 86,35%. Tiếp theo là Quảng Trị có chỉ số SCOLI bằng 86,66%.

Ngoài ra, một số địa phương khác cũng có chỉ số SCOLI năm 2023 thấp như: Sóc Trăng (87,82%); Gia Lai (87,91%); Long An (87,97%); Nghệ An (88,34%); Hậu Giang (88,47%); Trà Vinh (88,73%); Phú Thọ (88,74%).

PPI của Mỹ tăng cao nhất trong 4 tháng, cuộc chiến chống lạm phát của Fed vẫn còn dai dẳng?

Bộ Tài chính nói gì về kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN?

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/lo-dien-nhung-dia-phuong-co-muc-song-dat-do-nhat-nuoc-2265355.html
Bài liên quan
  • Truyền cảm hứng, củng cố lòng tin, lan tỏa tinh thần tích cực
    Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng "Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã truyền cảm hứng, củng cố lòng tin và lan tỏa tinh thần tích cực đến từng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, người dân, nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
  • Nhật Bản: Giảm tiền lương và chi tiêu, dấu hiệu cho đợt tăng lãi suất mới
    Trong tháng 8/2024, mức lương điều chỉnh theo lạm phát và chỉ số chi tiêu trên hộ gia đình của Nhật Bản đã suy giảm. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng các xu hướng cơ bản vẫn chỉ ra sự phục hồi của lương và tiêu dùng.
  • Những mặt hàng khiến giá lương thực thực phẩm tăng mạnh trong tháng 9
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 ghi nhận mức tăng chủ yếu do giá lương thực tăng mạnh, song lạm phát tổng thể vẫn nằm trong tầm kiểm soát, cho thấy những nỗ lực của Chính phủ trong việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô.
  • Giá thực phẩm, học phí, thuê nhà 'kéo' CPI tăng
    Giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí; giá thuê nhà tăng… là những nguyên nhân chính “kéo” chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lộ diện những địa phương có mức sống đắt đỏ nhất nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH