Loài cá xương dài nhất thế giới có thể 'tiên tri' động đất, được mệnh danh 'thợ săn' kiên nhẫn lẩn khuất ở độ sâu 1.000m
Hình dáng của loài cá khổng lồ này khiến nhiều người liên tưởng tới sóng biển.
Cá mái chèo khổng lồ (Regalecus glesne) với thân hình dài và dẹt độc đáo, thường lẩn khuất ở độ sâu từ 200-1.000m của Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Chúng là những "thợ săn" kiên nhẫn, chuyên săn bắt các loài động vật không xương sống nhỏ bé như nhuyễn thể, sinh vật phù du, động vật giáp xác và mực.
Theo truyền thuyết Nhật Bản, từ lâu cá mái chèo đã được xem như một điềm báo động đất. Truyền thuyết kể rằng, loại sinh vật biển sâu này sẽ nổi lên mặt nước để cảnh báo con người về những thảm họa sắp xảy ra. Năm 2011, sự xuất hiện hàng loạt cá mái chèo trước trận động đất lớn tại Nhật Bản đã khiến niềm tin này càng mạnh mẽ trong cộng đồng. Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh mối liên hệ này nhưng sự trùng hợp giữa việc phát hiện một con cá mái chèo ở California mới đây và trận động đất xảy ra ngay sau đó đã tiếp tục khơi dậy sự tò mò và tranh cãi.
Cá mái chèo sở hữu một cơ thể thon dài và dẹt, là loại cá xương dài nhất thế giới có thể đạt đến kích thước 11m - gấp đôi chiều cao của một con hươu cao cổ. Được biết, chiều cao trung bình của loại cá đặc biệt này là 3m. Với hình dáng độc đáo, nhiều người liên tưởng cá mái chèo như những con sóng biển đang cuộn trào.
Môi trường sống chủ yếu của cá mái chèo là những vùng biển sâu và không có ánh sáng. Bởi vậy, con người gần như không bao giờ được "chạm mặt" loại cá này. Tuy nhiên, vào ban đêm, chúng thường thực hiện những "cuộc hành trình ngắn" lên các tầng nước trên để kiếm ăn. Có thể thấy rằng, cá mái chèo là một loài sinh vật biển vô cùng đặc biệt và bí ẩn. Mặc dù chúng ta đã biết một số thông tin về chúng nhưng vẫn còn rất nhiều điều cần khám phá.
Loài cá nào ở Việt Nam có tên chứa đến 12 chữ ‘NG’?
Phát hiện loại cá là ‘ổ chứa’ chất gây ung thư cao gấp 40 lần mức an toàn