Loại quả 'đại bổ', vị đắng nhưng là ‘dược liệu vàng’ hỗ trợ điều trị đái tháo đường, giảm cholesterol
Đây là loại quả đã quá quen thuộc tại mâm cơm của gia đình Việt, dù giàu dinh dưỡng nhưng nhiều người ngại ăn vì vị đắng đặc trưng.
Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua), là một loại quả rất quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Dù có giá thành rẻ và giàu dinh dưỡng, loại quả này thường bị nhiều người ngại ăn vì vị đắng đặc trưng. Tuy nhiên, với những cách chế biến phù hợp, mướp đắng có thể trở thành món ăn ngon miệng và bổ dưỡng.
Lợi ích đáng ngạc nhiên đối với sức khỏe
Trong y học cổ truyền, mướp đắng được ví như “dược liệu vàng" nhờ khả năng thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, hạ đường huyết và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch. Theo các chuyên gia Tây y, loại quả này chứa một loạt dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, Canxi, Kali, Photpho và các nhóm vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B9). Đặc biệt, lượng vitamin C trong mướp đắng rất cao, cùng với đó là hàm lượng vitamin A vượt trội so với nhiều loại thực phẩm khác.
Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường loại 2
Mướp đắng có khả năng giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng cường quá trình chuyển hóa glucose. Điều này giúp hỗ trợ cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc ảnh hưởng đến đường huyết, hãy thận trọng khi sử dụng khổ qua để tránh hạ đường huyết quá mức.
Giảm cholesterol trong máu
Việc tiêu thụ mướp đắng có thể giúp giảm cholesterol xấu trong máu, từ đó nâng cao sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Sử dụng khổ qua thường xuyên có thể tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật và nhiễm khuẩn, giảm nguy cơ cảm lạnh và các dị ứng thực phẩm. Nó cũng hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng trào ngược dạ dày.
Hỗ trợ giảm cân
Mướp đắng là một lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn giảm cân nhờ vào hàm lượng calo thấp và khả năng tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ quá trình kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Lợi ích cho làn da
Sử dụng khổ qua có thể giúp làm sáng da và cung cấp độ ẩm, cải thiện tình trạng mụn trứng cá, bệnh chàm và vẩy nến, mang lại làn da khỏe mạnh và hấp dẫn hơn.
Giảm tình trạng táo bón
Với hàm lượng chất xơ dồi dào, mướp đắng kích thích nhuận tràng, giúp giảm thiểu tình trạng táo bón và cải thiện quá trình tiêu hóa.
Một số tác dụng khác
Ngoài những tác dụng đã nêu, khổ qua còn có lợi cho người bị viêm gan, xơ gan, tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện thị lực và giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Các cách chế biến hấp dẫn, ngon miệng hơn
Mặc dù mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn như canh, xào hay trà, nhiều người vẫn e ngại vì vị đắng. Dưới đây là ba cách chế biến giúp giảm độ đắng và tăng thêm hương vị cho món ăn:
Mướp đắng xào thịt băm
Nguyên liệu
Mướp đắng, thịt băm, ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ, tỏi, gừng.
Cách làm
Loại bỏ hạt mướp đắng, thái lát. Thịt băm nhuyễn, gừng và tỏi cắt lát.
Phi thơm gừng, tỏi và hạt tiêu. Cho thịt vào xào đến khi săn lại, thêm ớt chuông.
Xào mướp đắng riêng đến khi chín mềm, sau đó cho hỗn hợp thịt đã xào vào đảo đều.
Thêm gia vị vừa ăn và dọn lên bàn.
Trứng xào mướp đắng
Nguyên liệu
Mướp đắng, trứng gà, gia vị.
Cách làm
Đánh trứng đều và xào cho vừa chín tới, sau đó để riêng.
Mướp đắng sau khi chần sơ qua nước sôi, xào với lửa lớn trong 1 phút, thêm muối và gia vị.
Cuối cùng, trộn trứng vào mướp đắng, đảo đều và dọn ra đĩa.
Thịt bò xào mướp đắng
Nguyên liệu
Thịt bò, mướp đắng, gừng, tỏi, nước tương, tinh bột bắp, muối, tiêu.
Cách làm
Thịt bò thái miếng, ướp với nước tương, rượu nấu ăn, tinh bột bắp, tiêu, để khoảng 15-20 phút.
Mướp đắng thái lát, chần qua nước sôi rồi xào với gừng và tỏi.
Xào thịt bò săn lại, sau đó trộn cùng mướp đắng, nêm nếm vừa ăn.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng “thần dược”
Mướp đắng, hay còn gọi là khổ qua, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn tận dụng được những tác dụng tích cực mà nó mang lại. Dưới đây là một số điều quan trọng mà bạn cần biết để việc sử dụng loại thực phẩm này hiệu quả nhất.
Đối tượng không nên sử dụng mướp đắng
Mặc dù khổ qua mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng một số đối tượng nên tránh xa loại thực phẩm này, bao gồm:
Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, và phụ nữ đang cho con bú.
Trẻ em.
Người mắc bệnh huyết áp thấp.
Những người gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.
Bệnh nhân trước và sau phẫu thuật (khuyến cáo ngừng ăn ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật).
Những người thiếu canxi.
Người thiếu men G6PD.
Một vài lưu ý khi sử dụng
Để đảm bảo hiệu quả tối ưu và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên lưu ý những điều sau:
Tiêu thụ khổ qua với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
Không nên kết hợp mướp đắng với tôm, sườn heo chiên hoặc măng cụt trong cùng một bữa ăn.
Tránh uống trà xanh ngay sau khi ăn khổ qua, vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Nên đợi một vài giờ trước khi uống.
Không nên ăn khổ qua khi bụng đói.
*Tổng hợp
Loại quả được coi là 'vàng đen' chỉ mùa thu mới có, giúp chống lại ung thư, bổ gan, tim mạch
Loại quả vị chua có sẵn ở Việt Nam giúp xương chắc khỏe và kiểm soát đường huyết hiệu quả