Đối tượng được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý theo Luật Đất đai 2024 được quy định thế nào là điều thắc mắc của không ít người.
Đất rừng phòng hộ là đất gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024, đất rừng phòng hộ thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Theo quy định, đất rừng phòng hộ thuộc nhóm đất nông nghiệp. Ảnh: Internet |
Theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 được ban hành kèm Thông tư 27/2018/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Điều 9 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT), đất rừng phòng hộ là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu nhằm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, hạn chế thiên tai...
>> Đề xuất gói tín dụng mới cho nhà ở xã hội: Hiện thực hóa 'giấc mơ' nhà ở cho người thu nhập thấp
Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng và bảo vệ, phát triển rừng cho đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 185 Luật Đất đai 2024, Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý và sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng cho những đối tượng sau:
1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho những đối tượng sau:
- Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ, BQL rừng đặc dụng, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
- Tổ chức kinh tế đối với đất rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích đất rừng sản xuất của tổ chức đó;
- Cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ;
- Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.
Những đối tượng Nhà nước giao đất rừng, phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng được quy định cụ thể tại Luật Đất đai 2024. Ảnh: Internet |
2. Những đối tượng được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ được quy định tại Khoản 1 Điều này được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
3. Người được Nhà nước giao đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận tài sản là tải sản công trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
4. Người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định tại khoản 3 Điều này, trừ trường hợp BQL rừng phòng hộ, BQL rừng đặc dụng, được thực hiện quyền của người sử dụng đất và phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 8 Điều 45 của Luật này.
Do đó, theo như quy định, Nhà nước sẽ giao đất rừng, phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng cho các đối tượng cụ thể sau đây:
1. BQL rừng phòng hộ, BQL rừng đặc dụng, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
2. Các tổ chức kinh tế đối với đất rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích đất rừng sản xuất của tổ chức đó;
3. Các cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ;
4. Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.
Trong đó, cần lưu ý những điểm sau:
1. Những đối tượng được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ nói trên được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
2. Đối tượng người được Nhà nước giao đất theo quy định trên sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận tài sản là tài sản công trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
>> Lộ diện 'kênh đầu tư vua' sẽ được các nhà đầu tư 'đỏ mắt' săn lùng