Lực đẩy cho cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan
Nhận cổ tức tiền mặt “khủng” từ Techcombank, mảng khoáng sản đón nhiều tin tích cực từ thị trường thế giới cũng như thành công tái cấu trúc, Tập đoàn Masan sẽ ghi nhận những con số lợi nhuận tăng trưởng. Cổ phiếu MSN của tập đoàn này hiện cũng được nhiều tổ chức tài chính uy tín trong và ngoài nước khuyến nghị mua.
Vào ngày 2/5, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank – TCB) đã có Quyết định triển khai việc chia cổ tức bằng tiền mặt và chia cổ phiếu thưởng. Cụ thể, ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt là 22/5/2024. Tỷ lệ thực hiện là 15%/cổ phần, tức 1 cổ phần nhận 1.500 đồng, ngày thanh toán cổ tức là 5/6/2024. Sở hữu 19,9% lợi ích kinh tế tại TCB, Masan dự kiến sẽ nhận được hơn 1.000 tỷ đồng tiền, giúp công ty thuận lợi trong công tác giảm đòn bẩy tài chính.
Trong quý 1/2024, ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB) ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 38,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6.277 tỷ đồng. Theo báo cáo mới nhất của chứng khoán Vietcap, TCB kỳ vọng sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực nhờ vào NIM được cải thiện. “Chúng tôi dự kiến NIM sẽ cải thiện nhẹ ở mức 8 điểm cơ bản trong năm 2024 so với năm 2023, và tăng 12-13 điểm cơ bản/năm trong năm 2025 và 2026”, báo cáo nêu rõ. Bên cạnh đó, Vietcap cũng điều chỉnh giảm chi phí tín dụng trung bình giai đoạn 2024-2028 từ 1,0% xuống 0,8% do có quan điểm lạc quan hơn về sự phục hồi của ngành bất động sản. Triển vọng khả quan của TCB cũng sẽ góp phần tích cực vào lợi nhuận chung của Masan.
Cũng trong tháng 5 vừa qua, Masan High-Tech Materials (MHT, Công ty thành viên thuộc Tập đoàn Masan) công bố đã ký kết Hợp đồng mua bán với Tập đoàn Mitsubishi Materials Corporation. Theo đó, Tập đoàn Mitsubishi Materials Corporation sẽ mua 100% H.C. Starck Holding (Germany) GmbH (“HCS”) từ MHT với giá 134,5 triệu USD.
Lượng tiền thu được từ giao dịch dự kiến sẽ giúp giảm nợ vay của MHT và góp phần vào mục tiêu giảm Nợ ròng trên EBITDA (Lợi nhuận trước thuế lãi vay và khấu hao) của Tập đoàn Masan về mức ≤ 3,5x. Trong quý 3 này, Masan dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD từ giao dịch này và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20-30 triệu USD trong dài hạn. Thương vụ này cũng kỳ vọng sẽ giảm các khoản chi phí hoạt động của MHT trong dài hạn bởi một phần ba trong tổng số chi phí này đến từ HCS.
Ngoài ra, MHT đã ký kết thỏa thuận bao tiêu APT và oxit vonfram với Tập đoàn Mitsubishi Materials Corporation, giúp ổn định đầu ra và kết quả kinh doanh trong những năm tới. Đồng thời MHT giữ lại cổ phần tại công ty sản xuất pin công nghệ cao Nyobolt và hưởng lợi nhuận tiềm năng từ công nghệ tái chế "black mass", mở ra cơ hội tăng trưởng lợi nhuận đột phá trong tương lai với những lợi thế về công nghệ vượt trội trong ngành chế biến, tái chế và ứng dụng vonfram.
Nhằm tối ưu hóa chi phí hoạt động, vào tháng 3 vừa qua, Núi Pháo (Công ty thành viên thuộc Masan Group) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược đối tác cung cấp dịch vụ nổ mìn với Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (GAET), một doanh nghiệp quân đội có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nổ mìn, kỳ vọng mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên. Từ giữa năm ngoái, hoạt động nổ mìn tại mỏ Núi Pháo bị gián đoạn đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng quặng được khai thác và chế biến. Điều này khiến chi phí hoạt động của công ty Núi Pháo tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2023. Núi Pháo dự kiến sẽ tối ưu được đáng kể chi phí nổ mìn ~20% mỗi năm tới nhờ GAET cam kết duy trì chất lượng dịch vụ tốt với giá hợp lý.
Năm 2023 là một năm khó khăn của nên kinh tế toàn cầu từ đó gây tác động tiêu cực lên nhu cầu thị trường cho các sản phẩm kim loại vonfram, đồng và fluorspar. Bước sang năm 2024, nguồn cung vonfram dự kiến sẽ bị thâm hụt do bất ổn đổi vĩ mô và gián đoạn chuỗi cung ứng. Được biết, vonfram còn là nguyên liệu chiến lược trong công nghiệp quân sự hiện đại và công nghiệp ô tô. Giá vonfram thế giới đã tăng 10% chỉ trong vòng 3 tháng qua và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tích cực này.
Giá vonfram thế giới đã tăng 10% chỉ trong vòng 3 tháng qua |
Bên cạnh đó, fluorspar và đồng cũng là những kim loại chiến lược được ứng dụng trong công nghiệp thiết bị công nghệ cao và năng lượng tái tạo cũng đang trong xu hướng tăng giá mạnh mẽ bởi gián đoạn nguồn cung. Theo đó, nhiều chuyên gia phân tích cũng dự báo giá đồng sẽ tăng mạnh lên hơn 50% trong 2 năm tới, thâm chí vượt xa cao hơn nhiều so với kỷ lục hiện tại của giá đồng là 10.730 USD/tấn thiết lập vào tháng 3/2023 (Goldman Sachs dự báo 12.000 USD/tấn vào cuối năm 2024).
Ngoài những ứng dụng quan trọng trong công nghiệp truyền thống, nhu cầu fluorspar còn nổi lên gần đây do khả năng được phát hiện ra có thể ứng dụng để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao như muối điện phân, chất phụ gia và vật liệu catốt cho pin Li-Ion. Điều này cũng góp phần đẩy giá mặt hàng này trong thời gian gần đây.
Với vị thế nhà cung cấp hàng đầu các khoáng sản quan trọng như vonfram, fluorspat và bismuth, MHT dự kiến sẽ hưởng lợi đáng kể trong bối cảnh giá các kim loại này tăng “phi mã”. Ngoài ra, việc sở hữu lượng đồng với giá trị sổ sách khoảng 100 triệu USD, MHT dự kiến cũng sẽ thu về nguồn lợi nhuận dồi dào khi bán lượng đồng tồn kho này.
Với sự tăng trưởng thuận lợi của giá các kim loại và hoạt động khai thác mỏ đi vào vận hành sôi động, triển vọng của MHT đạt doanh thu thuần từ 15.000 đến 15.800 tỷ đồng trong năm nay là khả thi, từ đó đóng góp tích cực vào lợi nhuận chung của Masan.
Nhận định rằng các mảng kinh doanh của Tập đoàn Masan hiện có triển vọng phát triển tích cực trong thời gian tới, trong cập nhật mới nhất, tập đoàn tài chính quốc tế HSBC đã nâng mức giá mục tiêu của cổ phiếu MSN của Masan Group lên mức 98.000 đồng/cổ phiếu.
>> Masan Group (MSN): Quả ngọt đầu tiên từ chiến lược 'Go Global'
Khối ngoại trở lại bán ròng, cổ phiếu Masan (MSN) được mua 6 phiên liên tiếp
Masan (MSN) dùng 7,5 triệu cổ phiếu ESOP 'tri ân' 95 nhân sự đặc biệt