Doanh nghiệp

Luôn đứng vị trí No.1, tỉnh phát triển bậc nhất vùng Tây Nguyên bất ngờ xếp 'bét bảng' về tăng trưởng GRDP

Thảo Đan 18/07/2024 - 09:02

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh này cũng tăng chậm lại so với cùng kỳ.

Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh tăng 2,97%, xếp thứ 58 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và xếp thứ 5 ở khu vực Tây Nguyên.

Theo đánh giá của Quyền Cục trưởng Cục Thống kê Lâm Đồng Nguyễn Công Thạnh, đây là mức tăng trưởng thấp nhất của Lâm Đồng trong nhiều năm qua. Từ luôn đứng vị trí số 1 khu vực Tây Nguyên về chỉ số GRDP, 6 tháng đầu năm 2024, Lâm Đồng tụt xuống vị trí thứ 5 trong 5 tỉnh Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2024 của Lâm Đồng cũng tăng chậm (tăng 3,9%) so cùng kỳ năm 2023. Trong mức tăng trưởng của toàn tỉnh, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 3,13%, khu vực dịch vụ tăng 5,05%, thuế sản phẩm trừ nợ cấp sản phẩm tăng 3,8%, khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2024, Lâm Đồng có 735 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký hơn 3.925 tỷ đồng, tăng 2,7% về số lượng doanh nghiệp và tăng 1,3% về vốn đăng ký.

>> Dự án khu đô thị hơn 5.200 tỷ tại huyện sắp 'chuyển khẩu' vào TP Đà Lạt vừa nhận 'tin buồn'

Lâm Đồng: Khẳng định vị thế bằng du lịch “xanh”
TP Đà Lạt, Lâm Đồng

6 tháng đầu năm 2024, Lâm Đồng còn có 230 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động của Lâm Đồng là 537 doanh nghiệp, tăng 19,5% và 110 doanh nghiệp giải thể, tăng 8,9% so với cùng kỳ 2023. Theo đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội của Lâm Đồng 6 tháng đầu năm 2024 gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan.

Trong đó, do ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tình trạng hạn hán diễn ra nghiêm trọng gây khó khăn lớn đối với sản xuất nông nghiệp, cũng như hoạt động của các nhà máy thủy điện, cùng một số nguyên nhân chủ quan như: Tình hình giải ngân vốn đầu tư công chậm, các chính sách về khai khoáng bị thắt chặt (một số ngành có tốc độ giảm so cùng kỳ 2023: Khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, xây dựng...). 6 tháng đầu năm 2024, Lâm Đồng chỉ thu hút được 1 dự án đầu tư chế biến nông sản, với vốn đăng ký 35 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong nửa đầu năm, Lâm Đồng vẫn có những điểm sáng tăng trưởng như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 41.895 tỷ đồng, tăng 22,22% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt hơn 29.149 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023 và doanh thu dịch vụ ăn uống - lưu trú ước đạt trên 7.588 tỷ đồng, tăng 16,09%. Tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ đạt hơn 3.415 tỷ đồng, tăng gần 14% so cùng kỳ năm 2023. Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 của Lâm Đồng ước đạt 478,9 triệu USD, tăng 11,05% so cùng kỳ năm 2023 và đạt 48,62% kế hoạch năm 2024.

>> Tỉnh có sân bay quốc tế đầu tiên ở vùng Tây Nguyên đón dòng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD

Tỉnh ven biển miền Bắc đứng thứ 5 cả nước về hút FDI, sắp đón thêm nhà máy sợi gai 51 triệu USD

Tỉnh là 'ngôi sao vàng' trong làng hút FDI: Đón hơn 7,5 tỷ USD, được các tập đoàn lớn 'chọn mặt gửi vàng'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/luon-dung-vi-tri-no1-tinh-phat-trien-bac-nhat-vung-tay-nguyen-bat-ngo-xep-bet-bang-ve-tang-truong-grdp-242345.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Luôn đứng vị trí No.1, tỉnh phát triển bậc nhất vùng Tây Nguyên bất ngờ xếp 'bét bảng' về tăng trưởng GRDP
POWERED BY ONECMS & INTECH