Ly kỳ giai thoại Vua Mèo cai quản cả vùng cao nguyên Đồng Văn, ủng hộ Chính phủ 7kg vàng, xây dinh thự 3.000m2 trị giá 15 vạn đồng bạc trắng

08-11-2023 19:24|Nhật Linh

Cuộc đời của Vua Mèo Vương Chính Đức thống trị vùng cao nguyên đá Đồng Văn bấy lâu vẫn còn nhiều bí ẩn mang tính giai thoại.

Năm 2004, khi dòng họ Vương bàn giao khu dinh thự của gia tộc cho Nhà nước quản lý, sau đó mở cửa đón khách tham quan thì bức chân dung và cuộc đời của Vua Mèo cũng như các thành viên trong dòng tộc mới dần được hé lộ.

Lãnh chúa của cao nguyên đá Đồng Văn

Vua Mèo hay còn gọi là vua H’Mông là một chức vụ thủ lĩnh tinh thần, hoặc “lãnh chúa” của cộng đồng người H’Mông tại một số vùng nhất định ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào trước Cách Mạng tháng 8.

Trước Cách Mạng tháng 8, Vương Chính Đức là vua của người H’Mông với một vương triều có sức mạnh, thao túng toàn bộ khu vực cực Bắc Việt Nam hiện tại, dân số lên đến bảy vạn. Vương Chí Sình, người con trai thứ hai và là người được kế nhiệm trước năm 1945, bị rất nhiều sức ép từ nhiều phe cánh. Nhưng Vương Chí Sình không theo Pháp cũng không theo Tưởng Giới Thạch, mà muốn xây dựng Đồng Văn thành một vương quốc tự trị của người H’Mông.

Ly kỳ giai thoại Vua Mèo cai quản cả vùng cao nguyên Đồng Văn, ủng hộ Chính phủ 7kg vàng, xây dinh thự 3.000m2 trị giá 15 vạn đồng bạc trắng
Vua Mèo Vương Chính Đức

Sau năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Vương Chính Đức lên gặp mặt nhưng do tuổi cao, Vương Chí Sình đã đi thay. Về sau Vương Chí Sình trở thành Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I và II, giữ chức vụ chủ tịch huyện Đồng Văn. Vai trò của Vua H’Mông dần dần suy yếu do hòa hợp với cả nước xây dựng một nhà nước thống nhất. Vương Chí Sình mất năm 1962 ở Hà Nội và an táng tại Phố Bảng, Hà Giang. Sau này được cải táng về khu di tích nhà họ Vương như hiện nay.

“Mảnh đất ở của bậc anh kiệt"

Nhà của “Vua Mèo” hay còn gọi là Dinh thự họ Vương có diện tích gần 3.000 mét vuông, tọa lạc trên quả đồi hình con rùa, xung quanh là núi rừng bao bọc ở thung lũng Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Hai bên con đường dẫn vào dinh là hàng cây sa mộc xanh mướt, được mang về từ Trung Quốc. Dinh thự được xây dựng từ năm 1919 và hoàn thành năm 1928, tiêu tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương lúc bấy giờ, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.

Ly kỳ giai thoại Vua Mèo cai quản cả vùng cao nguyên Đồng Văn, ủng hộ Chính phủ 7kg vàng, xây dinh thự 3.000m2 trị giá 15 vạn đồng bạc trắng
Dinh thự nhìn từ trên cao xuống

Để xây dựng tòa dinh thự ở Sà Phìn, năm 1890 Vương Chính Đức cho mời thầy địa lý người Hán tên là Trương Chiếu tìm địa điểm. Sau khi đi khắp Đồng Văn, cuối cùng Trương Chiếu chọn Sà Phìn làm nơi dựng nhà. Thầy địa lý giải thích giữa thung lũng Sà Phìn nổi lên một quả đồi hình con rùa, xung quanh là núi cao bao bọc. Xây nhà trên lưng con rùa sẽ giàu sang phú quý suốt đời.

Ly kỳ giai thoại Vua Mèo cai quản cả vùng cao nguyên Đồng Văn, ủng hộ Chính phủ 7kg vàng, xây dinh thự 3.000m2 trị giá 15 vạn đồng bạc trắng

Sau lưng quả đất hình con rùa là dãy núi hình ghế tựa, có đất để co duỗi chân. Bên phải, bên trái đều có núi cao. Đằng trước có hai núi tượng trưng cho văn, võ đứng hầu. Sau hai quả núi là một dãy núi chắn ngang như rồng uốn lượn. Trương Chiếu kết luận "đây là mảnh đất ở của bậc anh kiệt".

Kiến trúc của dinh thự bị ảnh hưởng bởi 3 nền văn hóa chính là H”Mông, Trung Quốc và Pháp. Dinh thự có 4 nhà ngang; 6 nhà dọc; 3 cung Tiền, Trung, Hậu với tổng cộng 64 phòng dành cho 100 người ở. Các bức tường được xây dựng bằng vật liệu đá xanh, mái vách bằng gỗ thông và lợp ngói đất nung.

Ly kỳ giai thoại Vua Mèo cai quản cả vùng cao nguyên Đồng Văn, ủng hộ Chính phủ 7kg vàng, xây dinh thự 3.000m2 trị giá 15 vạn đồng bạc trắng

Ngay từ khi xây dựng, Vương Chính Đức đã tính toán đây vừa là nhà ở, vừa là một pháo đài có khả năng phòng vệ tốt, có khả năng chiến đấu và chịu được điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt vùng rừng núi cao này. Bên trong còn có cả kho lương thực, kho thuốc phiện, kho vũ khí được chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất nếu xảy ra giao chiến.

Phía bên ngoài gian chính, Vương Chính Đức cho treo một bức tranh chữ Hán do vua Khải Định phong tặng. Các mái hiên được lợp bằng ngói ống khắc chữ “Thọ” bằng tiếng Hán. Các chân cột nhà được thiết kế thành các quả cầu bằng đá, mô phỏng theo hình quả cây anh túc, được trang trí các hoa văn hình hổ, rồng, phượng… Trong khuôn viên dinh thự còn có một bể lớn dùng để chứa nước mưa, dung tích khoảng 300 mét khối.

Ly kỳ giai thoại Vua Mèo cai quản cả vùng cao nguyên Đồng Văn, ủng hộ Chính phủ 7kg vàng, xây dinh thự 3.000m2 trị giá 15 vạn đồng bạc trắng
Các hoạt tiết trang trí trên tường

Khu dinh thự được tạo dựng lên chủ yếu bằng 2 loại chất liệu chính là gỗ, đá kèm với đất, sắt thép và ngói lợp. Khi xây dựng khu dinh thự, họ Vương đã thu mua một lượng lớn gỗ thông đá (hay gọi là samu dầu), loại gỗ sẵn có ở vùng Hà Giang, Cao Bằng. Đây là loại gỗ có đặc tính rất cứng, nhiều nhựa nên không bị mối mọt, nứt mẻ…

Ly kỳ giai thoại Vua Mèo cai quản cả vùng cao nguyên Đồng Văn, ủng hộ Chính phủ 7kg vàng, xây dinh thự 3.000m2 trị giá 15 vạn đồng bạc trắng
Ly kỳ giai thoại Vua Mèo cai quản cả vùng cao nguyên Đồng Văn, ủng hộ Chính phủ 7kg vàng, xây dinh thự 3.000m2 trị giá 15 vạn đồng bạc trắng
Chân cột nhà được chạm khắc hình con hổ

Còn vật liệu đá là thứ rất sẵn ở vùng cao nguyên Đồng Văn. Nhưng bên cạnh việc sử dụng đá ở bản địa, Vua Mèo còn cho người sang tận Tứ Xuyên, Trung Quốc mua đá về làm chân trụ cột trong dinh thự của mình. Việc mua, vận chuyển và chế tác các vật liệu gỗ samu, đá phiến xanh, ngói máng âm dương là tốn kém tiền của và mất nhiều công sức nhất. Có khoảng 100 cây samu trưởng thành được trồng trong giai đoạn 1922-1926 cho đến nay đã gần 100 năm, thân to một người ôm không xuể, cao vút lên trời xanh.

Cha con Vua Mèo gắn bó với cách mạng

Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông Hoàng Việt Hưng từ Cao Bằng sang Sà Phìn giác ngộ ông Vương Chính Đức đi theo cách mạng để đánh Pháp, Nhật, chống lại quân Tưởng Giới Thạch. Cụ Hồ sau đó gửi thư mời ông Đức về Hà Nội. Nhưng do tuổi cao, ông Đức cử con trai Vương Chí Sình về gặp.

Về đến Hà Nội, ông Vương Chí Sình nhận kết nghĩa anh em với Chủ tịch Hồ Chí Minh, được đặt tên là Vương Chí Thành. Tại buổi kết nghĩa, Vương Chí Sình hứa quyết tâm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo vệ mảnh đất Đồng Văn, lãnh đạo người H’Mông theo Việt Minh. Khi nào đánh Tây, đuổi Nhật xong, họ Vương sẽ trả lại đất Đồng Văn cho Hồ Chủ tịch. Ông Sình sau đó tham gia đại biểu Quốc hội khoá 1, làm Chủ tịch huyện Đồng Văn.

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, ngân khố quốc gia cạn kiệt, Vương Chí Sình đã ủng hộ Chính phủ 2,2 triệu đồng bạc hoa xòe và 7 kg vàng.

Cùng năm đó, để khẳng định tình cảm và lòng tin, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông Bùi Công Trừng mang hai kỷ vật tấm áo trấn thủ và cây đao lên tặng ông Vương Chí Sình. Thanh đao do xưởng quân giới Việt Bắc rèn có viết dòng chữ “Tận trung báo quốc. Bất thụ nô lệ”.

Khi Vương Chính Đức mất năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông Mai Trung Lâm, Phó tư lệnh bộ đội Biên phòng khu tự trị Việt Bắc và ông Hoàng Đức Thắng, Thành ủy viên Hà Nội lên cùng con cháu họ Vương chôn cất ông Đức trên đỉnh núi La Gia Động, cách Sà Phìn 3 km. Ông Vương Chí Sình (sinh năm 1886) được Vương Chính Đức chọn làm người kế tục sự nghiệp.

Năm 1950, nhờ sự giúp sức của Vương Chí Sình, bộ đội chủ lực của Việt Minh bí mật hành quân qua Đồng Văn sang Cao Bằng mở mặt trận biên giới thu đông.

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông Vương Quỳnh Sơn (cháu nội Vương Chính Đức) cho chính quyền mượn tiền dinh làm trụ sở Ủy ban hành chính xã Sà Phìn. Năm 1993, Bộ Văn hoá Thông tin công nhận dinh thự họ Vương tại Sà Phìn là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Bộ trùng tu di tích năm 2003.

Năm 2006, ông Vương Chí Sình được truy tặng Huân chương đại đoàn kết dân tộc.

Ly kỳ giai thoại Vua Mèo cai quản cả vùng cao nguyên Đồng Văn, ủng hộ Chính phủ 7kg vàng, xây dinh thự 3.000m2 trị giá 15 vạn đồng bạc trắng
Dinh thự còn lưu nhiều ảnh tư liệu gia tộc họ Vương

Hé lộ người con gái nuôi tài giỏi, được thừa hưởng gia tài 1.000 tỷ của bà chủ vựa bún giàu nức tiếng Sài thành một thời

Nữ danh ca Việt U80 thành công từ năm 17 tuổi, thu nhập 200 cây vàng mỗi tháng, chưa đầy 20 đã có nhà, có xe, giờ vẫn đắt show

Ly kỳ “cuộc chiến gia tộc” ngoài đời thực: Chủ tịch tập đoàn qua đời đột ngột, con trai và mẹ kế tranh giành gia sản triệu đô

Con rể toàn năng của "vua vận tải biển thế giới": Thừa hưởng 15.000 BĐS từ bố vợ, làm đâu trúng đấy, lại siêng năng từ thiện

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ly-ky-giai-thoai-vua-meo-cai-quan-ca-vung-cao-nguyen-dong-van-ung-ho-chinh-phu-7kg-vang-xay-dinh-thu-3000m2-tri-gia-15-van-dong-bac-trang-209881.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ly kỳ giai thoại Vua Mèo cai quản cả vùng cao nguyên Đồng Văn, ủng hộ Chính phủ 7kg vàng, xây dinh thự 3.000m2 trị giá 15 vạn đồng bạc trắng
POWERED BY ONECMS & INTECH