Mâm cỗ cúng Giao thừa để năm mới rước vượng khí vào nhà

21-01-2023 09:49|Hoàng Ngân

Giao thừa là lễ cúng quan trọng nhất để chuyển giao năm cũ và năm mới, nên mâm cỗ cúng Giao thừa cần được chuẩn bị chu đáo, trang trọng.

Giao thừa là khái niệm chỉ thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch. Đây là một tập quán văn hóa quan trọng, có từ lâu đời của rất nhiều dân tộc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Về nguồn gốc, từ “Giao thừa” có nghĩa là “Cũ giao lại, mới tiếp lấy - Lúc năm cũ qua, năm mới đến”.

Cúng giao thừa còn được gọi là Cúng trừ tịch, với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu trong năm cũ để chào đón những điều tốt đẹp trong năm mới sắp đến. Trong sách "Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên", nhà nghiên cứu Minh Đường lưu ý cúng Giao thừa là lễ quan trọng nhất trong dịp tết Nguyên đán.

Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Do bàn giao việc cũ, tiếp quản công việc năm mới diễn ra trong không khí khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc chỉ kịp chứng kiến tấm lòng thành của chủ nhà. Vì thế, ngày Tết trên bàn thờ mỗi gia đình phải luôn có bình hương, đèn dầu và hai ngọn nến thắp sáng.

Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, Giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.

Mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời

cach-bay-mam-cung-giao-thua-ngoai-troi-02.jpg

Mâm cúng ngoài trời phải đặt ở nơi sạch sẽ, trên mâm có một bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn dầu.

Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng Giao thừa, gia chủ cũng có thể chuẩn bị thêm chiếc mũ của Ðại vương Hành khiển. Tùy phong tục tập quán của mỗi nơi mà mâm lễ cúng Giao thừa có thể là cỗ chay hay mặn.

Gia chủ chuẩn bị mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời gồm những lễ vật như mâm ngũ quả, nhang (nên là 3 cây nhang to), hoa, đèn/nến, trầu cau, muối gạo, trà rượu, quần áo mũ nón thần linh, thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng.

Trong đó, gia chủ cần đặc biệt chú ý đến con gà trống luộc. Nên chọn gà trống mới bắt đầu tập gáy, chưa đạp mái, khỏe mạnh, mỏ vàng, mào cờ, chân gà màu vàng. Nếu không có nhiều điều kiện thì chuẩn bị đơn giản, chỉ cần thể hiện lòng thành đối với các bậc thần linh, ông bà gia tiên.

Cũng tùy theo từng vùng miền mà có các loại đồ cúng khác nhau:

Miền Bắc: Mâm cỗ thường tính theo bát, đĩa gồm 4 bát, 4 đĩa, nếu cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Các bát này thường có móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến lòng gà, mọc. Đĩa thường là xôi, bánh chưng, thịt luộc, thịt đông, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối. Có nhà cũng cúng gà, gà thường là thịt gà trống thiến.

Miền Trung: Trên mâm cúng của người miền Trung có bánh chưng, bánh tét, dưa món, chả lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, bát ninh măng khô, miến Huế, cá chiên hay chả ram. Mâm cỗ người miền Trung có đầy đủ các món ăn.

Miền Nam: Mâm cúng thường đơn giản hơn, chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà… Nhưng nếu là mâm mặn đầy đủ sẽ có thịt heo luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè…

Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm, gia chủ sẽ làm lễ thành tâm cầu xin một năm mới nhiều may mắn, sức khỏe cho gia đình mình.

Sau khi cúng Giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng Giao thừa trong nhà để cúng Thổ công và tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình trong năm mới gặp được nhiều điều tốt lành.

Mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà

anh-2-mam-le-cung-giao-thua-781.jpg
Tùy theo từng gia đình, mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời thường có những món ăn khác nhau.

Lễ cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng Thổ công, vị thần cai quản trong nhà. Mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà tương tự như lễ cúng Giao thừa ngoài trời, tuy nhiên sẽ bỏ mũ chuồn.

Mâm cỗ cúng trong nhà sẽ được chuẩn bị đầy đủ hơn và tuỳ vào từng gia đình mà chuẩn bị các món khác nhau. Thông thường là cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc và bát canh măng.

Mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà có thể là mâm lễ mặn hoặc ngọt tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.

Mâm lễ mặn gồm: Bánh chưng, giò, chả, xôi, thịt gà… và một số món ăn khác theo nhu cầu và điều kiện mỗi gia đình.

Mâm lễ chay gồm: hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết; rượu/bia, các món chay và các loại đồ uống khác.

Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng Giao thừa cũng có những sự khác biệt riêng. Nếu như miền Bắc mâm cỗ rất đầy đủ các món mặn, đặc biệt không thể thiếu gà luộc thì miền Nam thì mâm cỗ cúng có thể đơn giản hơn với mâm ngũ quả, hoa cúc vạn thọ, lư hương, hai cây nến, giấy tiền vàng và một quả dừa tươi đã chặt sẵn.

Khi sắp xếp các vật phẩm trên bàn cúng, gia chủ và các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm, lịch sự trước bàn thờ. Đầu tiên cần khấn thần Thổ - vị thần có nhiệm vụ cai quản trong nhà, xin phép cho tổ tiên, ông bà được về ăn Tết cùng gia đình.

Tiếp theo, gia chủ khấn xin tổ tiên, mong ông bà phù hộ cho các thành viên trong gia đình năm mới được bình an, sức khỏe dồi dào.

Khi cúng Giao thừa, tất cả các thành viên trong gia đình phải có mặt đông đủ, đứng trang nghiêm trước bàn thờ, chắp tay và khấn tổ tiên.

Lễ cúng nên cử hành vào giờ Tý – từ 23h đến 1h sáng, khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới và phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng nghi thức để nghênh đón thần linh, cầu một năm bình an, may mắn.

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Mâm cỗ hóa vàng tết Giáp Thìn 2024 chi tiết, đầy đủ

Cúng ông Công ông Táo đặc biệt kiêng kỵ những điều này: Tránh phạm phải kẻo rước 'tội' lại còn tốn kém tiền bạc

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đơn giản, mang may mắn cho gia chủ không nên bỏ qua

Bài thuộc chủ đề Công nghệ, Truyền thông
Theo Kiến Thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mam-co-cung-giao-thua-de-nam-moi-ruoc-vuong-khi-vao-nha-166648.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Mâm cỗ cúng Giao thừa để năm mới rước vượng khí vào nhà
POWERED BY ONECMS & INTECH