Mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng đồng loạt tăng cao trong thời gian gần đây.
Ngân hàng TPBank đã điều chỉnh lãi suất cho vay mua nhà đất tăng đến "chóng mặt" và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo đó, so với mức lãi suất đầu tháng 7/2022, TPBank đã tăng lên 11,2%/năm, thêm 1,7%/năm. Nếu so với lãi suất cho vay thấp nhất mà TPBank áp dụng năm 2021 thì chỉ sau 1 năm, lãi vay đã tăng lên gấp đôi.
Bên cạnh đó, Vietcombank - ngân hàng có nguồn vốn rẻ cũng phải điều chỉnh tăng lãi suất cho vay mua nhà đất lên 4%/năm so với tháng 3/2022. Trong đó, lãi suất cho vay cố định trong 3, 5 năm đầu ở mức 10,8%/năm, 7 năm lên 11,5%/năm, 10 năm cố định lên 12,3%/năm.
Ngoài ra, một số ngân hàng khác tăng mức lãi vay như VIB từ 8,7%/năm lên 9%/năm, vay sửa chữa nhà lên 9,4%/năm; Hong Leong Bank điều chỉnh tăng mạnh lãi suất thêm khoảng 1,7%, lên mức 7,29%/năm cố định trong 1 năm đầu, 8,39%/năm cố định 2 năm đầu, 8,69%/năm cố định 3 năm đầu…
Mặc dù lãi suất vay giữ ổn định so với đầu tháng 7, ở mức 8,2%/năm cố định 12 tháng vay đầu, 8,9%/năm cố định 36 tháng vay đầu, 9,5%/năm cố định 60 tháng vay đầu nhưng phía Shinhan Bank cũng cho hay hiện nay hạn mức tín dụng của NH này khá eo hẹp, tùy từng điểm giao dịch còn hạn mức hay không để cho khách vay.
Hạn mức tín dụng của các NH cho vay nhà đất không còn nhiều là lý do mà các nhân viên tín dụng NH lý giải cho mặt bằng lãi tăng.
Việc kiểm soát tín dụng chảy vào thị trường BĐS là nguyên nhân chính đẩy lãi vay đối với sản phẩm cho vay mua nhà đất tăng đến chóng mặt.
Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021, chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.
NHNN nhận định tổng dư nợ tín dụng BĐS tăng 14% so với cuối năm 2021, cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống và cùng kỳ các năm trước.
DOJI tạm ngưng eGOLD vì lỗi hệ thống TPBank
TPBank (TPB) lần thứ 3 cập nhật tin về sự cố ngừng giao dịch: Đang dần khôi phục