Mặt hàng 'bỏ đi' nay được ‘đổi đời’, cất cánh bay ra thị trường quốc tế
Sản phẩm này đã là nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm thông dụng trong cuộc sống thường ngày.
Nếu như trước đây, sau mỗi vụ thu hoạch, xơ mướp bị vứt lăn lóc thì giờ đây, nó đã trở thành nguyên liệu cho những sản phẩm tiện dụng, thân thiện với môi trường và còn được xuất khẩu sang các nước lớn trên thế giới.
Từ xơ mướp từng bị người dân vứt đi, một công ty ở Đắk Lắk đã chế biến thành các sản phẩm gia dụng, thời gian độc đáo, thân thiện với môi trường. Từ đó, giúp người dân tìm ra lối đi mới cho xơ mướp, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống hơn.
Với những trăn trở về vấn nạn rác thải nhựa, anh Nguyễn Phú Tùng cùng những người bạn đã quyết định lấy xơ mướp làm nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm độc đáo. Họ đã thành lập công ty và đặt tên là Loofaa.
Hiện nay công ty đang có khoảng 50 sản phẩm. Từ những sản phẩm ban đầu như tấm lót nồi, lót li, miếng rửa chén, cây rửa ly, cây kỳ lưng, túi đựng xà phòng,... những sản phẩm độc đáo khác như túi xách, mũ, nón, ví, dép đã được các nhân viên sáng tạo trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, công ty còn cho ra đời những bức tranh được vẽ trên thảm xơ mướp. Những sản phẩm này không chỉ được bán trong nước và đã từng bước tiến vào thị trường quốc tế. Hiện nay, sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang Pháp, Hồng Kông (Trung Quốc) và được chào hàng ở nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Ý, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản,...
Anh Tùng cho biết, hàng trăm nghìn bộ sản phẩm dùng cho nhà tắm, nhà bếp được công ty sản xuất mỗi tháng. Đối với sản phẩm thời trang, số lượng sẽ ít hơn vì còn phụ thuộc vào lượng đơn đặt hàng cũng như nguồn nguyên liệu.
Anh Nguyễn Phú Tùng (bên phải) giới thiệu bức tranh vẽ trên thảm xơ mướp của Công ty Cổ phần Loofaa |
Mô hình này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân, giúp cuộc sống của họ trở nên khấm khá hơn. Ngay từ khi có ý tưởng sản xuất, công ty đã tìm hiểu nguyên liệu trong vòng 2 năm. Công ty cũng đã liên kết với nông dân tại thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Krông Búk để trồng hơn 20 hecta mướp lấy xơ.
Người dân có thể trồng 2 vụ mướp mỗi năm, mỗi vụ có thể thu hoạch 30.000 quả/ha. Công ty đã ký hợp đồng thu mua với giá 5.000 đồng/trái, tương đương đảm bảo giá trị sản xuất 300 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt khoảng 200 triệu đồng.
Ngoài ra, công ty đã tạo việc làm ổn định cho 15 lao động trẻ với mức lương dao động từ 3-6 triệu đồng/tháng.
Trong tháng 8 năm nay, lãnh đạo công ty VOS Advisory, ông Niick Ruzzo đã có chuyến khảo sát kết nối thị trường tại Đắk Lắk. Ông cho biết, các sản phẩm từ xơ mướp có tính mới lạ, độc đáo và thân thiện với môi trường đã mở rộng thêm định hướng để ông kết nối đầu tư và liên kết kinh doanh.
Ông nói: “Tôi đã đến thăm một trong những trang trại của anh Nguyễn Phú Tùng để tận mắt chứng kiến quá trình trồng trọt và thực sự bị thuyết phục bởi tính nhẹ nhàng và đa năng của sản phẩm. Tôi rất hào hứng sẽ có cơ hội mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm sáng tạo của anh đến với nhiều người hơn”.
Loại quả từng đem về tiền tỷ nay giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, người nông dân như ‘ngồi trên đống lửa'
Loại quả giá rẻ như cho nay giá tăng cao chóng mặt vì Trung Quốc lùng mua