Máy bay 'Made in China' hạ cánh xuống Vân Đồn

27-02-2024 11:52|Trâm Anh

Sau Singapore, Việt Nam là điểm đến nước ngoài thứ hai của C919 - máy bay được Chủ tịch Tập Cận Bình ví như "động lực cho mô hình phát triển mới" của Trung Quốc.

Đúng 11h50 và 12h40 ngày 26/2, lần lượt hai máy bay C919 và ARJ21 của Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) đã hạ cánh sân bay quốc tế Vân Đồn, bắt đầu chuỗi sự kiện Triển lãm và trình diễn Comac Airshow từ 26 đến 29/2.

Sáng ngày 27/2, máy bay của Comac sẽ có màn trình diễn ở Vân Đồn. Sau khi được trưng bày tĩnh ở đây, tàu bay này sẽ bay đi Côn Đảo, Đồng Hới, Đà Nẵng, TP HCM và TP Vientiane (Lào).

>> Máy bay 'Made in China' lần đầu cất cánh ở bên ngoài đại lục: Liệu có thể đánh bại Boeing và Airbus?

Sau khi tham gia Singapore Airshow 2024, cặp máy bay C919 và ARJ21 bay thẳng tới sân bay quốc tế Vân Đồn để tiếp tục tham gia triển lãm và trình diễn máy bay của Comac kéo dài trong 4 ngày.

Hai tàu bay Comac tại sân bay quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh
Hai tàu bay Comac tại sân bay quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh

C919 và ARJ21-700 là 2 loại máy bay dân dụng đầu tiên tại Trung Quốc do Comac thiết kế và chế tạo, trong đó ARJ21-700 là máy bay phản lực hai động cơ với tối đa 90 chỗ ngồi, còn C919 là máy bay chở khách thân hẹp với tối đa 192 chỗ ngồi.

Đây cũng là lần đầu tiên C919 được giới thiệu rộng rãi trong sự kiện triển lãm quốc tế và tại Việt Nam. Khách tham quan sẽ được vào thăm khám phá từng máy bay.

C919 có chiều dài gần 39 m, sức chứa tối đa 192 hành khách, tầm bay tối đa 4.075 km. Theo những hình ảnh công bố trước đó, máy bay C919 có cấu hình ghế tương tự các mẫu Boeing 737 Max và Airbus A320/321 với một lối đi ở giữa và hai hàng ghế (mỗi bên 3 chiếc). C919 có tham vọng sẽ cạnh tranh với Boeing 737 và Airbus 320.

Máy bay C919 được trưng bày tại sự kiện thuộc biên chế của China Eastern - hãng bay Trung Quốc đầu tiên nhận bàn giao mẫu máy bay thân hẹp này. Chiếc máy bay này từng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi là động lực thúc đẩy "mô hình phát triển mới" của Trung Quốc cùng với các thành tựu khoa học kỹ thuật khác. C919 đã đưa Trung Quốc vào danh sách các nước ít ỏi có thể tự thiết kế và sản xuất máy bay, gồm Mỹ, Nga, Brazil, Canada, Anh, Pháp và Đức.

>> Trung Quốc phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu mê-tan vào vũ trụ, đánh bại Elon Musk

"Đến Quảng Ninh là bước tiến để quốc tế hóa máy bay Trung Quốc" - đây là lời phát biểu của Chủ tịch Tập đoàn Máy bay Thương Mại Trung Quốc (Comac) Đàm Vạn Canh trong phần mở đầu sự kiện giới thiệu hai máy bay ARJ21 và C919 sáng 27/2 tại cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh).

Chủ tịch Comac nói "rất vui mừng" khi có mặt tại sân bay Vân Đồn. Ông coi sự kiện hôm nay là bước tiến quan trọng để quốc tế hóa máy bay thương mại của Trung Quốc.

Nhận định Việt Nam là thị trường giàu tiềm năng, lãnh đạo nhà sản xuất máy bay Trung Quốc cũng kỳ vọng Vân Đồn sẽ là điểm khởi đầu, thúc đẩy cho sự hợp tác ngành công nghiệp hàng không của hai nước. Đây cũng là tiền đề để các hãng Trung Quốc chở hành khách nước này đến Quảng Ninh và Việt Nam bằng tàu bay Comac. Ông mong người dân và các hãng hàng không Việt Nam tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm tàu bay của Trung Quốc.

Theo CEO Riyadh Air của Saudi Arabia Peter Bellew, Comac sẽ là một giải pháp để chống lại tình trạng độc quyền trong ngành của phương Tây.

Trước đó, trong triển lãm hàng không lớn nhất châu Á - Singapore Airshow tuần trước, C919 cũng thu hút sự chú ý lớn của công chúng. Tại đây, Comac công bố đơn đặt hàng 40 tàu bay thân hẹp này với hãng hàng không Tibet Airlines. Với ARJ 21, bên cạnh các hãng Trung Quốc, tàu bay phản lực này đã được giao cho một số hãng Indonesia.

Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại, Comac đã nhận hơn 1.000 đơn đặt hàng C919 từ các hãng bay hàng không và cho thuê máy bay Trung Quốc. Trong đó, China Eastern Airlines là hãng đặt nhiều nhất với hơn 100 chiếc. Comac đã giao tàu C919 đầu tiên cho China Eastern để vận hành các đường bay thương mại thường lệ nội địa Trung Quốc từ giữa năm ngoái. Sau đó, hãng hàng không lớn thứ nhì Trung Quốc nhận thêm 3 tàu C919 và sử dụng cho chặng Bắc Kinh - Thượng Hải từ đầu năm nay.

>> Trung Quốc công bố mô hình AI có thể dự báo thời tiết tại COP28

Bán vé máy bay giả, 'báo thủ' sinh năm 2006 bị bắt

Chân dung vị cựu hoàng của nền phong kiến Việt Nam lên ngôi khi mới 7 tuổi, một lòng chống Pháp nhưng có cuộc đời cô độc, tử nạn do rơi máy bay

Ngỡ ngàng với tàu điện từ trường mới của Trung Quốc: Tốc độ có thể ngang bằng máy bay Boeing 747, đánh bại kỷ lục Nhật Bản

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/may-bay-made-in-china-ha-canh-xuong-van-don-224397.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Máy bay 'Made in China' hạ cánh xuống Vân Đồn
POWERED BY ONECMS & INTECH