Máy bay 'Made in China' lần đầu cất cánh ở bên ngoài đại lục: Liệu có thể đánh bại Boeing và Airbus?

14-12-2023 09:42|Hoàng Yến

Comac cho biết đã nhận được hơn 1.000 đơn đặt hàng mua và thuê máy bay C919, mẫu máy bay thân hẹp với 168 ghế.

Hôm qua (13/12), chiếc máy bay “Made in China” C919 đã cất cánh ở bên ngoài Trung Quốc đại lục lần đầu tiên trong lịch sử. Tại sự kiện ra mắt ở đặc khu Hồng Kông, Nhà sản xuất Comac đã phô diễn sức mạnh của mẫu máy bay 1 lối đi trước các quan chức và nhiều khách hàng tiềm năng.

Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi Comac) dự định mẫu máy bay 168 ghế cuối cùng sẽ có thể cạnh tranh với những máy bay thân hẹp của các đối thủ sừng sỏ Boeing và Airbus. Mặc dù chỉ có 3 chiếc C919 hiện đang hoạt động thương mại, Comac cho biết đã nhận được 1.061 đơn đặt hàng từ hơn 30 hãng hàng không và công ty thuê máy bay ở Trung Quốc.

Để chào mừng máy bay C919, sân bay quốc tế Hồng Kông đã tổ chức một buổi lễ có sự tham dự của nhiều quan chức lãnh đạo thành phố cùng với lãnh đạo của các hãng hàng không Cathay Pacific Airways và Greater Bay Airlines.

Máy bay 'Made in China' lần đầu cất cánh ở bên ngoài đại lục: Liệu có thể đánh bại Boeing và Airbus?
Máy bay C919 ở sân bay quốc tế Hồng Kông. Ảnh: Bloomberg

Hồi tháng 9, China Eastern Airlines đặt mua 100 chiếc C919 trong thương vụ trị giá 9,9 tỷ USD. Chiếc máy bay cuối cùng đã được giao tới hãng hàng không có trụ sở tại Thượng Hải vào ngày 9/12, tròn 1 năm sau chiếc đầu tiên.

Mục tiêu trở thành đối thủ của Boeing và Airbus chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian để có thể thành hiện thực, khi mà Airbus đã mất một thời gian dài để có thể sánh ngang Boeing. Ưu tiên hàng đầu của Comac sẽ là được các cơ quan quản lý ở châu Âu và Mỹ chấp thuận.

Dự án C919 được khởi động từ năm 2007 nhưng phải tới tháng 5 năm nay mới thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên. Kể từ đó đến nay, những chiếc C919 thường xuyên bay từ Thượng Hải tới Thành Đô và ngược lại, nhưng tổng thời gian bay không quá 5 giờ theo dữ liệu của FlightRadar24.

Giá mỗi chiếc C919 là 99 triệu USD. Comac dự tính sẽ gia tăng sản lượng, hướng tới mục tiêu sản xuất 150 chiếc mỗi năm.

Mặc dù C919 là hàng “Made in China”, Comac vẫn phụ thuộc vào các linh kiện đến từ nhiều nhà cung ứng nước ngoài như Liebherr-Holding, CFM International và Honeywell International.

>> Boeing lỗ 149 triệu USD trong quý 2/2023, do đâu?

Trung Quốc công bố mô hình AI có thể dự báo thời tiết tại COP28

Trung Quốc phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu mê-tan vào vũ trụ, đánh bại Elon Musk

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/may-bay-made-in-china-lan-dau-cat-canh-o-ben-ngoai-dai-luc-lieu-co-the-danh-bai-boeing-va-airbus-215456.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Máy bay 'Made in China' lần đầu cất cánh ở bên ngoài đại lục: Liệu có thể đánh bại Boeing và Airbus?
    POWERED BY ONECMS & INTECH