Mì ăn liền Việt Nam bị cảnh báo ở EU

23-07-2022 17:11|Thanh Huyền

Mới đây, Đức, Ba lan, Malta đã gửi cảnh báo các sản phẩm mì ăn liền, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của EU.

Trao đổi với báo chí ngày 22/7/2022, Ông Ngô Xuân Nam- Phó Giám đốc Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) cho viết, từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7/2022, văn phòng SPS nhận được 3 cảnh báo từ Hệ thống cảnh báo về an toàn thực phẩm của EU.

Cụ thể, Đức, Ba Lan, Malta gửi cảnh báo các sản phẩm mì ăn liền, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của EU.

Malta cảnh báo sản phẩm bánh phở thương hiệu Nguyễn Gia vì sản xuất từ gạo biến đổi gene trái phép. Nước này cũng đã thực hiện biện pháp giám sát và thu hồi sản phẩm.

Ba Lan cảnh báo sản phẩm mì ăn liền vị gà của CTCP kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam - Vifon (quận Tân Phú, TP. HCM), hiện nước này đã trả lại lô hàng. Nguyên nhân trả lại lô hàng chưa rõ.

Đức gửi cảnh báo sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của CTCP thực phẩm Á Châu (TP Thuận An, Bình Dương) chứa chất cấm Ethylene Oxide vượt ngưỡng quy định của EU.

Theo ông Nam, việc doanh nghiệp của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU sẽ gây khó khăn cho nỗ lực tháo gỡ việc giảm tần suất kiểm tra mì ăn liền của Việt Nam vào EU của Văn phòng SPS Việt Nam và các cơ quan chuyên môn.

Theo quy định của EU, trong khoảng 0,02-0,2 mg/kg tổng hàm lượng Ethylene Oxide và 2-Chloroethanol, tùy sản phẩm. Như vậy, ngưỡng này ở mức rất thấp.

Ông Nam cho biết, hiện nay tần suất kiểm tra sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam vào thị trường EU ở mức 20%. Trong phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO vào ngày 23/6, Văn phòng SPS Việt Nam cùng Bộ Công Thương và các đơn vị đã làm việc với EU cam kết Việt Nam sẽ kiểm soát chất lượng sản phẩm mì ăn liền đáp ứng thị trường này.

Trước tình hình đó, lãnh đạo Bộ Công thương cho hay đã phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương vào cuộc để xác minh thông tin và nguyên nhân.

Lãnh đạo Bộ Công thương cũng cho hay, qua nhiều phiên làm việc với cơ quan của Hội đồng châu Âu, các đơn vị thuộc Bộ Công thương đã nêu quan điểm đề nghị EU thu hẹp phạm vi kiểm soát EO đối với các sản phẩm chế biến bột từ Việt Nam, và hợp tác cung cấp các số liệu kiểm nghiệm để xác định tần suất xuất hiện EO trong sản phẩm mì, từ đó xây dựng kế hoạch giảm và loại bỏ các biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam.

Trước đó, ngày 13/6, EU chính thức thông báo ban hành Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5 sửa đổi Quy định về các biện pháp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU có hiệu lực từ 3/7.

Acecook Việt Nam lên tiếng về việc sản phẩm mì ăn liền bị cảnh báo ở châu Âu

Cụ thể, EU tiếp tục duy trì yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm và tần suất kiểm tra 20% đối với mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam (trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác).

Còn nhớ ngày 20/8/2021, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mì ăn liền có chứa chất Ethylene Oxide, trong đó có mì Hảo Hảo vị tôm chua cay (loại 77g, lô hạn sử dụng đến 24/9/2022) và miến Good vị sườn heo (loại 56g, lô hạn sử dụng đến 10/11/2022) do Acecook Việt Nam sản xuất.

Kết hợp công nghệ Nhật và hương vị Việt, Acecook Việt Nam hái ‘trái ngọt’

'Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm' gây sốt mạng xã hội, doanh thu bất ngờ tăng vọt gấp 612 lần

Kênh kết nối người tiêu dùng quan trọng của Acecook Việt Nam

Bài thuộc chủ đề Dịch vụ, Bán lẻ
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mi-an-lien-viet-nam-bi-canh-bao-o-eu-141532.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Mì ăn liền Việt Nam bị cảnh báo ở EU
POWERED BY ONECMS & INTECH