Tính đến 31/12/2022, các tài sản tài chính FVTPL của VIG tăng từ 30,9 tỷ đồng lên 37,2 tỷ đồng, phần lớn là khoản đầu tư vào cổ phiếu Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG).
Chứng khoán VICS (VIG) vừa công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2023 với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến định hướng kinh doanh.
Cụ thể, về kế hoạch kinh doanh năm 2023, VIF đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 65% so với năm 2022 lên mức 118,8 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 50 tỷ đồng, cao gấp hơn 19 lần.
Năm 2022, VIG ghi nhận doanh thu đạt 72 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 2,64 tỷ đồng, tương ứng thực hiện lần lượt 20% và 1,5% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên mảng tự doanh năm 2022 của VIG ghi nhận kết quả khả quan với 50,4 tỷ đồng lợi nhuận. Danh mục tự doanh của VICS tại thời điểm 31/12/2022, các tài sản tài chính FVTPL tăng từ 30,9 tỷ đồng lên 37,2 tỷ đồng. Trong đó, khoản đầu tư vào cổ phiếu TIG của CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long chiếm phần lớn với 26,2 tỷ đồng.
Đánh giá về bối cảnh năm nay, ban lãnh đạo của VICS dự báo lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp niêm yết năm 2023 sẽ chỉ tăng trưởng 12,5%, giảm so với mức tăng trung bình 16,4% trong giai đoạn 2018 – 2021. Mức tăng dự báo hồi phục lên 14% trong năm 2024.
Bên cạnh đó, P/E forward 2023 ước tính hiện đang ở mức 9,7x, nằm sâu dưới mức – 2 lần độ lệch chuẩn quá khứ. P/E 2024F ước tính ở mức 8,5x. Đây là mức định giá thấp kỷ lục trong lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam và rất hấp dẫn trong trung và dài hạn.
Mức lãi suất huy động kỳ hạn một năm hiện tại phổ biến trong khoảng 6,7 – 9,5%/năm, tương đương P/E 10,5 – 14,9x, cao hơn mức định giá của VN-Index. Ngoài ra, xu hướng lãi suất sẽ giảm dần từ quý cuối năm 2023 trở đi trong khi tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp dự kiến cải thiện trong năm 2024 khiến kênh gửi tiền tiết kiệm sẽ có xu hướng trở nên sinh lời kém hơn so với đầu tư cổ phiếu.
Chứng khoán VICS cho rằng điểm tích cực ở thời điểm hiện tại là áp lực bán giải chấp đã giảm mạnh so với thời điểm cao nhất năm 2022, dù tỷ lệ cho vay margin/vốn hoá tăng lên tại vùng giá thấp.
Bí ẩn La Mỹ Phượng: Doanh nhân sở hữu lượng lớn cổ phiếu ROS 'chưa đòi bồi thường'
Một cổ phiếu chứng khoán thoát khỏi diện cảnh báo sau 2 năm 'vùng vẫy'