Một lượng tiền lớn đổ vào nhóm cổ phiếu đầu cơ

08-07-2023 17:18|Quốc Trung

Dòng tiền giảm ở rổ cổ phiếu VN30; dòng tiền giảm 30 - 40% ở nhóm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản 2 tuần gần đây là một trong những yếu tố khiến lực tăng của thị trường chứng khoán chậm lại.

VN-Index đã có nhịp hồi mạnh hơn 100 điểm để trở lại vùng giá 1.140 điểm trong gần 2 tháng qua. Đây cũng là giai đoạn thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể; sàn HOSE đã xuất hiện nhiều hơn những phiên giao dịch 18.000 - 20.000 tỷ đồng.

Chứng khoán lại hấp dẫn khi lãi suất giảm

Tuy nhiên, thị trường chững lại trong những phiên gần đây khi VN-Index chủ yếu chuyển động trong vùng 1.125 - 1.140 điểm và thanh khoản cũng giảm từ 3.000 - 4.000 tỷ đồng/phiên.

Có vẻ như thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất, Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất lần thứ 4 liên tiếp, Quy hoạch điện VIII được phê duyệt hay Quốc hội đồng ý giảm thuế VAT bắt đầu bớt nóng. Sự kiện được cho là thiết thực hơn ở thời điểm thị trường bắt đầu chậm lại có lẽ là việc tăng trưởng GDP quý 2 năm nay chỉ đạt 4,14% so với cùng kỳ, chỉ khá hơn quý 2/2020 – đáy của giai đoạn 2011 - 2023.

Thông tin tích cực trên thị trường không hề thiếu. Tuy nhiên, câu chuyện nội tại nền kinh tế và doanh nghiệp vẫn chưa thực sự ổn định đang khiến lực đi lên của VN-Index khó bền.

Theo Báo cáo phân tích của S&P Global, sản lượng, số đơn hàng mới sụt mạnh, các công ty giảm việc làm và hoạt động mua hàng tương ứng. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 6 đạt 46,2 điểm - dưới ngưỡng bình quân 50 (điều kiện sản xuất ở mức bình thường) tháng thứ 4 liên tiếp.

Nhiều gương mặt lớn ngành thủy sản, dệt may, bán lẻ như Vĩnh Hoàn (Mã VHC), Minh Phú (mã MPC), Dệt may Thành Công (TCM), Thế giới số (Mã DGW), Thế giới Di động (Mã MWG) hay Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã PNJ) trong những báo cáo/chia sẻ của lãnh đạo đều cho thấy tình hình kinh doanh nửa đầu năm không mấy thuận lợi.

Ngoài sức khỏe của doanh nghiệp, dòng tiền yếu cũng là lý do khiến thị trường chứng khoán chưa thực sự khởi sắc.

"Ở thị trường có quy mô nhỏ như Việt Nam, dòng tiền đôi khi lấn át cả yếu tố chính sách và nội tại của doanh nghiệp", chuyên gia kinh tế Nguyễn Hồng Điệp cho biết.

Theo ông Điệp, tính đến cuối tháng 6, thanh khoản khớp lệnh trên HOSE đạt 15.000 tỷ đồng - mức tốt và phù hợp với điểm số VN-Index quanh 1.125 - 1.130 điểm. Để thị trường hướng lên những mốc cao hơn, HOSE cần nhất nhiều những phiên thanh khoản từ 18.000 - 20.000 tỷ đồng.

Chứng khoán lại hấp dẫn khi lãi suất giảm

Theo quan sát, dòng tiền tháng 6 đã bắt đầu hướng đến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có câu chuyện và kỳ vọng tăng trưởng như VCB, STB, MBB, SSI, HPG qua đó giúp VN-Index thoát trạng thái sideway. Mặc dù vậy, yếu tố tâm lý đang chi phối mạnh đến các động thái mua bán của nhiều nhóm đầu tư trong đó có nhóm đầu cơ và dòng tiền nhỏ lẻ. Khi một lượng lớn tiền vẫn còn "sinh hoạt" ở nhóm cổ phiếu đầu cơ/penny, rất khó để kỳ vọng các chỉ số tạo ra "bước nhảy".

Xem thêm: Vietcombank (VCB) - Dấu ấn một cổ phiếu "công thần"

Quan sát thực tế, so với giai đoạn thị tường bùng nổ năm 2021 đến quý 1/2022, trung bình mỗi phiên có từ 10.000 - 15.000 tỷ đồng được giao dịch ở nhóm cổ phiếu VN30 (chiếm từ 40 - 50%) giá trị giao dịch toàn thị trường. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại tỷ lệ này chỉ khoảng 30% (dao động từ 4.000 - 8.000 tỷ/phiên).

Dòng tiền giảm ở nhóm VN30 trong suốt thời gian dài đồng thời dòng tiền ở các nhóm cổ phiếu lớn (ngân hàng, chứng khoán, bất động sản) cũng giảm 30 - 40% trong 2 tuần gần đây là một trong những yếu tố khiến lực tăng của thị trường chậm lại.

Các chuyên gia kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ có sự bứt phá mạnh từ tháng 9 và 10 khi nhận ủng hộ từ yếu tố vĩ mô cũng như nội tại doanh nghiệp, VN-Index được dự báo có thể hướng lên vùng 1.200 - 1.250 điểm.

Chứng khoán lại hấp dẫn khi lãi suất giảm
Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam dự báo, đến quý 3, những chính sách mới thực sự đi vào thực tiễn, doanh nghiệp được giảm lãi vay, tiếp cận được gói hỗ trợ. Nền kinh tế thế giới đang phát tín hiệu qua giai đoạn suy thoái và lạm phát có thể hạ nhiệt. Khi đó, đơn hàng trở lại có thể giúp lợi nhuận doanh nghiệp Việt cải thiện và phản ánh vào giá cổ phiếu.

Vị chuyên gia cũng lưu ý, do quý 3 và 4/2022 là giai đoạn thấp điểm lợi nhuận nên nhà đầu tư hoàn toàn có thể kỳ vọng con số tăng trưởng ấn tượng về lợi nhuận doanh nghiệp nửa cuối năm nay.

Trong bối cảnh các chỉ số kinh tế nửa đầu năm không khả quan, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu, Chính phủ sẽ đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt hơn trong nửa cuối năm trong thúc đẩy đầu tư công, tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng, giảm lãi suất,... Theo đó, chỉ số vĩ mô và lợi nhuận doanh nghiệp kỳ vọng có chuyển biến tích cực hỗ trợ cho đà tăng điểm của thị trường chứng khoán trong quý 3.

Xem thêm: Cơ hội nào cho nhà đầu tư 6 tháng cuối năm?

Nhận định chứng khoán 13/12: Cơ hội xuất hiện khi VN-Index về 1.260 điểm

VN-Index điều chỉnh phiên thứ 3 liên tiếp

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-luong-tien-lon-van-sinh-hoat-o-nhom-co-phieu-dau-co-191271.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Một lượng tiền lớn đổ vào nhóm cổ phiếu đầu cơ
    POWERED BY ONECMS & INTECH