Thành phố này có diện tích hơn 121km2 và giáp với Campuchia.
Ngay từ đầu năm 2023, chính quyền các cấp của TP. Hồng Ngự, Đồng Tháp đã thể hiện tinh thần quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, nên kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đạt nhiều kết quả khả quan.
Cụ thể, Hồng Ngự hoàn thành 15/15 chỉ tiêu đề ra, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quy hoạch và quản lý, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, là điểm sáng của tỉnh Đồng Tháp về phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2023, làm tiền đề cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2021-2025.
TP. Hồng Ngự được thành lập ngày 1/11/2020, có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường: An Bình A, An Bình B, An Lạc, An Lộc, An Thạnh và 2 xã: Bình Thạnh, Tân Hội. Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 huyện và 3 thành phố; 143 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 115 xã, 19 phường và 9 thị trấn.
Thành phố có 121,84 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 100.610 người. TP. Hồng Ngự giáp các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Tân Hồng và Campuchia.
Ông Phạm Tấn Đạt, Chủ tịch UBND TP. Hồng Ngự chia sẻ “Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là điểm sáng trong hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước của Hồng Ngự. UBND thành phố quyết tâm xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ nhân dân, tạo sức hấp dẫn để thu hút đầu tư. Ngoài ra, thành phố tận dụng các nguồn lực xã hội, tận dụng các gói hỗ trợ khôi phục và phát triển kinh tế của Chính phủ và của tỉnh để vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp”, ông Đạt cho biết.
>> Tỉnh đầu tiên vùng ĐBSCL có 3 thành phố trực thuộc, GRDP tăng trưởng mạnh nhờ nông dân được mùa
Trong năm 2024, Hồng Ngự đề ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, Hồng Ngự cũng đề ra 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội và môi trường năm 2024, trọng tâm là 5 chỉ tiêu kinh tế quan trọng gồm thu, chi ngân sách trên địa bàn tăng 10% so với năm 2023; tỷ lệ đô thị hóa đạt 100%; thu nhập bình quân đầu người so với năm 2023 tăng 12%; duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 2 xã Tân Hội, Bình Thạnh; 100% sản phẩm OCOP tham gia sàn thương mại điện tử.
Nhiệm vụ trọng tâm chính là hoàn thành thủ tục giải phóng mặt bằng Cụm công nghiệp An Hòa. Hoàn thành thủ tục và triển khai đầu tư các danh mục công trình theo Nghị quyết số 45/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, gồm đường Nguyễn Tất Thành, đường Võ Nguyên Giáp, đường ra biên giới xã Tân Hội, đường kết nối cụm công nghiệp. Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường tuyến dân cư mương Nhà Máy (phường An Thạnh), dự án hạ tầng nông nghiệp đô thị. Hoàn thành đền bù và giải phóng mặt bằng Dự án kè An Lộc.
Các công trình trọng điểm thực hiện năm 2024 gồm đầu tư xây dựng khu tái định cư An Lạc, thi công Dự án cầu Trần Hưng Đạo, chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường tuyến dân cư mương Nhà Máy.
>> Đồng Tháp đầu tư 4 công trình giao thông trọng điểm, vốn 15.000 tỷ đồng
Tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước đón loạt dự án FDI
Một tỉnh lọt top 10 tăng trưởng GRDP cả nước, sẽ trở thành nơi đáng sống tại Việt Nam