Một thành phố sắp tăng gấp đôi diện tích, trở thành đô thị vệ tinh của TP. HCM

17-01-2024 09:30|Thảo Đan

Tương lai địa phương này sẽ trở thành một trong những thành phố rộng nhất khu vực miền Nam.

Theo Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Tân An sẽ là đô thị loại I đến năm 2030, là trung tâm chính trị, hành chính, đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh của TP. HCM. Đồng thời, đây là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại phía Đông Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đô thị cửa ngõ giữa vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đáng chú ý, quy hoạch nêu rõ, thành phố Tân An sẽ đảm bảo diện tích tự nhiên từ 150km2 trở lên.

Để hiện thực hóa định hướng trên, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương triển khai lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung đô thị Tân An, với phạm vi mở rộng địa giới hành chính gồm: Toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Tân An và một phần xã Bình Thạnh, Nhị Thành của huyện Thủ Thừa; toàn bộ địa giới hành chính xã Tân Bình, Quê Mỹ Thạnh, Lạc Tấn, Bình Lãng của huyện Tân Trụ; toàn bộ địa giới hành chính xã Bình Quới, Hòa Phú, Vĩnh Công của huyện Châu Thành. Đây sẽ là cơ sở để tỉnh triển khai lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung đô thị Tân An và trình thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định.

TP. Tân An hiện có diện tích 81,94km2. Nếu việc sáp nhập 9 xã này được thông qua, TP. Tân An tăng diện tích lên gấp đôi lên hơn 170km2, với dân số gần 250.000 người.

Như vậy, TP. Tân An tương lai sẽ trở thành một trong những thành phố rộng nhất khu vực miền Nam (chỉ đứng sau TP. HCM, Cần Thơ, Phú Quốc, Biên Hòa, TP Cà Mau, Phan Thiết, Tân Uyên, TP bạc Liêu).

Công nhận TP Tân An là đô thị loại II
Một góc thành phố Tân An

>> Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 40 tỷ USD

Tân An là đô thị hạt nhân của tỉnh Long An, cách TP. HCM 47km. Địa phương được công nhận thành phố năm 2009, là đô thị loại II năm 2019. Tân An có vị trí chiến lược và vai trò đầu mối giao thông quan trọng khi nằm trên trục giao thông xuyên tâm gồm, tuyến tránh Quốc lộ 1A, Quốc lộ 62, cao tốc TP. HCM – Trung Lương, bên cạnh đó là 2 nhánh sông chính (sông Bảo Định và sông Vàm Cỏ Tây) tạo cho TP. Tân An lợi thế về vị trí để phát triển kinh tế, thương mại, bất động sản, là đầu mối giao thương kết nối với Tây Nam Bộ.

9 xã tại ba huyện dự kiến được nhập vào thành phố Tân An đang tập trung phát triển đô thị, công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm. Cụ thể là phát triển nông nghiệp ven đô, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao tại khu vực huyện Châu Thành, Tân Trụ; vùng đệm sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu tại huyện Thủ Thừa, Tân Trụ.

Về giao thông, ngoài tuyến vành đai TP. Tân An vừa thông xe cuối năm 2023 là dự án trọng điểm, trong tương lai sẽ có một tuyến đường sắt chuyên dụng, xuyên tâm TP. Tân An với TP. HCM. Cụ thể, theo quy hoạch đã được duyệt, tỉnh Long An sẽ xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối từ tuyến đường sắt TP. HCM - Cần Thơ ra Cảng Hiệp Phước, đi qua các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và đi tiếp qua huyện Nhà Bè, TP. HCM.

>> Bất ngờ một địa phương thu ngân sách cao hơn 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác

Tỉnh duy nhất có biên giới đường bộ và trên biển với Trung Quốc sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố lớn nhất miền Nam là địa phương đón nhiều khách du lịch nhất cả nước 2023: Thu đến 160.000 tỷ đồng và 40 triệu lượt khách chỉ riêng về du lịch

Địa phương duy nhất có cảng biển, sân bay nội địa và sân bay quốc tế tại Việt Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-thanh-pho-sap-tang-gap-doi-dien-tich-tro-thanh-do-thi-ve-tinh-cua-tp-hcm-220173.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Một thành phố sắp tăng gấp đôi diện tích, trở thành đô thị vệ tinh của TP. HCM
POWERED BY ONECMS & INTECH