Năm 2023, Thái Bình lần đầu gia nhập nhóm tỷ đô về thu hút vốn FDI.
Ngày 16/12, tại Tokyo, tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ trao 30 thỏa thuận, văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Trong đó, UBND tỉnh Thái Bình trao Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Nhà máy điện khí LNG Thái Bình trị giá 1,99 tỷ USD cho liên danh Công ty Tập đoàn Trường Thành (Việt Nam) và Tập đoàn Tokyo Gas, Công ty Kyuden International của Nhật Bản.
Đây là dự án có quy mô lớn, với công suất 1500 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Dự án có ý nghĩa quan trọng, khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển, nâng cao quy mô nền kinh tế cũng như vị thế của tỉnh; góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải báo cáo tình hình xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình |
>> Thái Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án truyền tải trên 1500 tỷ đồng
Ngoài ra, tỉnh cũng đang đẩy mạnh hợp tác với Tập đoàn Marubeni Nhật Bản trong nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là thị trường trọng điểm, truyền thống của tỉnh Thái Bình, giữ tỷ trọng ổn định ở mức 13-17% so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua.
Trong tổng số hơn 300 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh có khoảng 100 doanh nghiệp hiện hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động ở địa phương. Hiện tỉnh Thái Bình có 5 dự án của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 150 triệu USD.
Thái Bình vươn lên mạnh mẽ trong thu hút nguồn vốn FDI
Về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Thái Bình, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 11 tháng đầu năm, tỉnh thu hút hơn 615 triệu USD vốn FDI đăng ký. Con số này cao hơn hẳn cả năm 2022 và 2021. Các năm trước đó (từ 2020), vốn FDI vào tỉnh này ở mức khiêm tốn, chưa khi nào vượt 100 triệu USD.
Theo đồng chí Ngô Đông Hải - Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, những năm qua, Thái Bình được đánh giá là tỉnh năng động, có nhiều tiềm năng khác biệt, có lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư, môi trường an ninh xã hội, hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, lực lượng lao động…
Đặc biệt, tỉnh đang có lợi thế về quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, với 10 khu công nghiệp, trong đó có 4 khu công nghiệp trong Khu Kinh tế Thái Bình và 49 cụm công nghiệp đã hình thành trên địa bàn 8 huyện, thành phố với tổng diện tích khoảng gần 3.000 ha đã giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng luôn sẵn sàng chào đón nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản.
Nổi bật và hấp dẫn là Khu Kinh tế Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với diện tích là 30.583ha với 22 khu công nghiệp với diện tích là 8.020ha đất công nghiệp; có vị trí địa lý thuận lợi, cách sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) khoảng 35km, cách cảng biển quốc tế Lạch Huyện khoảng 50km...
Cùng với đó là nhiều chính sách ưu đãi mạnh mẽ, cao nhất của Việt Nam đối với các dự án đầu tư vào địa bàn và sự quyết liệt, đồng hành với nhà đầu tư của lãnh đạo tỉnh.
Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh có thêm nhiều khu công nghiệp mới được thành lập như: Khu Công nghiệp Liên Hà Thái, Khu Công nghiệp Hải Long, Khu Công nghiệp VSIP Thái Bình... Những khu công nghiệp này đã và đang trở thành "cứ điểm" thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuyến Metro số 1 nối 3 tỉnh thành, thêm cơ hội lớn cho kinh tế Đông Nam Bộ
‘Bông hồng vàng’ Phú Yên đổ nợ vì bất động sản, công ty chính thức bị đình chỉ giao dịch