Một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc đặt mục tiêu GRDP 8%/năm, có sứ mệnh kết nối các địa phương 'anh em'

19-02-2024 14:14|Thảo Đan

Đây là tỉnh có địa hình đồi núi hiểm trở, cách xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, không gian phát triển hạn chế.

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có 6/11 huyện, thành phố thuộc diện huyện nghèo được thụ hưởng chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, Hà Giang là tỉnh có 19 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu số như: Mông, Nùng, Tày, La Chí, Pà Thẻn, Lô Lô, Sán Dìu…

Tại Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang sáng ngày 18/2, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là "phên dậu" của quốc gia trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ, phát triển rừng và an ninh nguồn nước.

Tuy nhiên, ông Dũng cũng nhìn nhận Hà Giang cũng có không ít khó khăn, thách thức như địa hình đồi núi, hiểm trở, chia cắt, cách xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, không gian phát triển hạn chế.

Bên cạnh đó, nền kinh tế tỉnh nhỏ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, nguồn nhân lực trình độ, năng suất lao động thấp. Hạ tầng giao thông rất khó khăn. Nhiều lĩnh vực như kinh tế biên mậu, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu bền vững.

Với đánh giá trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin tưởng, quy hoạch tỉnh Hà Giang đã thể hiện được tư tưởng đổi mới, với tư duy, tầm nhìn chiến lược và đầy khát vọng hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững, thể hiện sự bứt phá, có tác động lan tỏa đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

HÀ GIANG CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN – SÔNG NHO QUẾ - HẺM VỰC TU SẢN - Du Lịch Dế Mèn
Sông Nho Quế, địa điểm thu hút khách du lịch tại Hà Giang

>> Một huyện ven biển tại Nghệ An sắp lên thị xã, quy hoạch phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (GRDP) giai đoạn 2021-2030 của tỉnh đạt khoảng 8%/năm. Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 22-23%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 29%; dịch vụ chiếm khoảng 43-44%; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt khoảng 95 triệu đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 6.000 tỷ đồng; khách du lịch đạt khoảng 5 triệu lượt người.

Đến năm 2050, tỉnh Hà Giang là tỉnh phát triển trung bình khá của cả nước, theo hướng xanh, bản sắc, bền vững và toàn diện; giữ vị trí quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ về phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới, du lịch và bảo đảm Quốc phòng - An ninh.

Quy hoạch tỉnh Hà Giang đã thể hiện sự bứt phá, có tác động lan tỏa đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo ra tiềm năng mới, không gian mới, động lực mới và các giá trị mới.

Đồng thời, thể hiện rõ định hướng phát triển về kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới, đáp ứng xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế, đầu mối trung chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hóa.

"Điều này có ý nghĩa không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển mà Hà Giang còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng cũng như các địa phương trong cả nước cùng phát triển", Bộ trưởng khẳng định.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, quy hoạch tỉnh Hà Giang đã được phê duyệt nhưng chặng đường trước mắt để triển khai thực hiện quy hoạch là vô cùng quan trọng và còn nhiều thách thức, khó khăn.

>> Trước thềm lên thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên - Huế 'rục rịch' đưa một huyện lên thị xã

Đốc thúc tiến độ dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang ngay từ đầu năm

Tỉnh sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương: Có cả cao tốc, cảng trung chuyển và đường vành đai

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-tinh-mien-nui-bien-gioi-phia-bac-dat-muc-tieu-grdp-8nam-co-su-menh-ket-noi-cac-dia-phuong-anh-em-223342.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc đặt mục tiêu GRDP 8%/năm, có sứ mệnh kết nối các địa phương 'anh em'
    POWERED BY ONECMS & INTECH