Muộn nhất vài tháng nữa, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ hoàn thành GPMB cho tuyến đường hơn 6.000 tỷ
Đô thị đặc biệt của Việt Nam cam kết trong quý II/2025 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng nhằm phục vụ cho dự án xây dựng tuyến đường trục phía Nam với vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng.
Theo thông tin trên báo Giao Thông, liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Đầu tư xây dựng đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ, hiện nay các địa phương đã giải phóng xong 20km.
Trong khi đó 3km còn lại chủ yếu thuộc địa bàn huyện Ứng Hòa, có liên quan đến 23 hộ tái định cư.
Phía Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Ứng Hòa cam kết sẽ hoàn thành trong quý II/2025.
>> Ưu tiên đấu giá nhiều khu đất ven sân bay lớn nhất Việt Nam

Không chỉ gặp khó khăn về vấn đề GPMB, hiện nay dự án đang đối diện khó khăn liên quan đến việc phê duyệt điều chỉnh dự án.
Theo tìm hiểu, đây là dự án chuyển tiếp từ đầu tư theo hình thức BT của UBND tỉnh Hà Tây cũ. Để có thể "tháo gỡ" vướng mắc chung của dự án chuyển tiếp này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội tiến hành tháo gỡ toàn diện.
Sau thời gian đình trệ, thời gian vừa qua 2 huyện của Hà Nội là Phú Xuyên và Ứng Hòa đã cố gắng triển khai dự án, cam kết hoàn thành trong năm 2025.
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên. Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.
Đối với phần đã được GPMB, nhà đầu tư đang tiếp tục triển khai thi công: Phần thi công đoạn từ Km18+560 đến Km19+900 dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30/4/2025; đoạn tiếp nối từ Km 19+900 đến Km41+500 đang thi công nền đường và đường công vụ. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng đang triển khai các cầu trên các tuyến đường.

Trong một diễn biến mới nhất, ông Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở GTVT TP. Hà Nội đã ký Tờ trình số 291 ngày 20/2 kiến nghị UBND TP. Hà Nội ký quyết định ủy quyền ký kết phụ lục Hợp đồng BT Dự án đầu tư xây dựng Đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ theo hình thức hợp đồng BT.
Dựa trên cơ sở ý kiến của các Sở, ngành và TP, các Sở liên quan đã khẩn trương tiến hành những thủ tục về mặt pháp lý .
Sở GTVT TP. Hà Nội kiến nghị UBND TP xem xét, ban hành quyết định của Chủ tịch UBND TP ủy quyền cho Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố ký kết phụ lục Hợp đồng BT Dự án đầu tư xây dựng Đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây theo hình thức Hợp đồng BT.
Theo Sở này, việc ký kết theo hình thức hợp đồng BT là cần thiết nhằm thuận lợi, đảm bảo tính xuyên suốt trong công tác quản lý thực hiện hợp đồng BT cũng như có cơ sở pháp lý.
UBND TP. Hà Nội chỉ đạo dự án phải hoàn thành trong năm 2025.
Dự án Đầu tư xây dựng đường trục phía Nam Hà Nội (tên cũ là Dự án Đầu tư xây dựng đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây) có chiều dài hơn 41km, đi qua các quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, Ứng Hòa và Phú Xuyên.
Dự án có tổng mức đầu tư 6.076 tỷ đồng, được triển khai theo hình thức BT, bắt đầu thi công từ năm 2008 với mặt cắt ngang 40m, 6 làn xe.
Sau 16 năm triển khai, các đơn vị đã hoàn thành thi công và đưa vào khai thác 18,5km còn lại 23km, trong đó có 14km trên địa bàn huyện Ứng Hòa và 9km trên địa bàn huyện Phú Xuyên.