Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức gửi thư thông báo mức thuế quan mới áp dụng từ ngày 1/8 cho 14 quốc gia, trong đó nhiều nước ASEAN đang đối mặt với mức trên 30%.
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, triển vọng đàm phán thuế với Mỹ đang có nhiều kết quả tích cực và Chính phủ nỗ lực để mức thuế 46% sẽ không xảy ra.
7 doanh nghiệp Việt xuất khẩu cá tra được Mỹ miễn thuế trong kỳ rà soát mới nhất, đánh dấu bước tiến lớn cho ngành hàng tỷ USD giữa áp lực từ rủi ro áp thuế đối ứng.
Tại phiên đàm phán trực tuyến trong khuôn khổ Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất một số vấn đề liên quan đến thuế quan.
Mỹ vừa ký thỏa thuận thương mại đầu tiên với Anh, giảm mạnh thuế nhập khẩu ô tô và hàng không vũ trụ. Động thái này có thể tạo sức ép cạnh tranh và định hình lại dòng vốn, xuất khẩu – điều doanh nghiệp Việt cần theo dõi sát.
Làm việc với Thượng nghị sĩ Roger Marshall, Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường, dành thêm ưu đãi cho hàng hóa của Hoa Kỳ, đề nghị Hoa Kỳ có những bước đi tương xứng.
Khi mốc 9/7 – thời điểm kết thúc hoãn thuế – đang đến gần, Nhà Trắng vừa phát đi tín hiệu mới. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, Mỹ hiện có 18 "đối tác thương mại quan trọng" và đang "hướng tới thỏa thuận" với các nước này.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp liên quan đã bày tỏ sự bất ngờ và quan ngại sâu sắc về mức thuế sơ bộ cao đột biến này.
Trong suốt 19 năm Việt Nam tham gia các kỳ rà soát hành chính của vụ kiện CBPG tôm tại Mỹ, chưa từng có doanh nghiệp nào bị áp thuế sơ bộ ở mức hai con số.
Từ nay đến ngày 9/7, toàn ngành tôm sẽ “nín thở” chờ ấn định mức thuế quan từ Mỹ. Nếu mức thuế cao được giữ nguyên 46%, điều này có thể làm đứt gãy nỗ lực phục hồi, giảm động lực đầu tư vùng nuôi trồng trong nước.
Nước Mỹ đang khẩn trương kêu gọi các nước, trong đó có Việt Nam, đưa ra đề xuất thương mại tốt nhất trong tuần này. Vậy Việt Nam có thể làm gì trong tình huống hiện tại?
Những ngày đầu tháng 6, VN-Index đang tiến sát ngưỡng 1.350 điểm – vùng kháng cự mạnh – trong bối cảnh lo ngại dần quay trở lại, từ vĩ mô toàn cầu đến định giá và sức bền dòng tiền.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đoàn gần 50 cơ quan, doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sang Hoa Kỳ để xúc tiến xuất nhập khẩu nông sản. Các doanh nghiệp Việt sẵn sàng nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản thế mạnh của Hoa Kỳ.
Trong 90 ngày tạm hoãn thuế quan do Mỹ khởi xướng, câu hỏi lớn nhất với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lúc này không còn là “có áp thuế hay không” mà là “mức thuế bao nhiêu thì chịu được?”.
Với nguồn cung nguyên liệu nắm thế độc quyền, ông Phan Minh Thông khẳng định, mức thuế với mặt hàng tiêu sẽ chỉ dao động trong ngưỡng 0–10%. “Dù có áp thuế, Mỹ cũng không thể bẻ gãy chuỗi cung ứng tiêu, cà phê từ Việt Nam” – ông nói, đầy tự tin.
Công ty chứng khoán nhận định, nếu không đạt được thỏa thuận mang tính cân bằng hơn với Mỹ, nguy cơ áp dụng mức thuế cao nhất có thể khiến Việt Nam chịu thiệt trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI.
Bộ Công Thương cho biết trong ngày đầu tiên của phiên đàm phán, Đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đã dành thời gian để thảo luận về cách tiếp cận tổng thể nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản mà hai bên cùng quan tâm và đẩy nhanh quá trình đàm phán.
Thuế quan của Hoa Kỳ sẽ phụ thuộc vào phản ứng từ các tập đoàn Mỹ và người tiêu dùng nội địa, cũng như kết quả đàm phán với các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Chiều 16/5 tại Jeju, Hàn Quốc, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên lần đầu đàm phán trực tiếp với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer về Hiệp định thương mại đối ứng. Trước đó, hai bên đã ngồi cạnh và trao đổi ngắn bên lề APEC 2025.