Để ứng phó với cho việc thiếu hụt nguồn cung, một tuần trước, Mỹ cùng các nước thành viên IEA đã nhất trí mở van dự trữ dầu.
Mỹ ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga, nghĩa là tự cắt đi 8% nguồn cung hàng năm. Đây là con số không nhiều so với 25% châu Âu đang phải phụ thuộc, nhưng 8% của quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới cũng không phải là ít và không dễ bù lấp ngay.
Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, con số này tương đương khoảng 700.000 thùng dầu và sản phẩm từ dầu một ngày. Trang tài chính của Yahoo nhận định, việc tự trừng phạt này và lệnh cấm sâu rộng hơn (nếu có) sẽ thắt chặt nguồn cung, gia tăng bất ổn thị trường và đẩy giá dầu lên cao hơn.
Theo Bloomberg: "So với châu Âu, Mỹ chỉ là một khách hàng nhỏ, nhưng rủi ro đối với giá dầu sẽ lớn hơn nếu Mỹ liên minh hành động với châu Âu. Hiện tại, phần lớn tác động của lệnh cấm đã được thị trường định lượng từ phiên cuối tuần trước và thứ Hai (7/3)".
Tuy nhiên, Iran và Venezuela đều là hai nước đang bị Mỹ áp trừng phạt hoặc cấm vận lên xuất khẩu dầu. Điều này có nghĩa, muốn bù đắp lại ngay khoản dầu hụt từ Nga, Mỹ lại phải đàm phán rút cấm vận. Câu chuyện chưa thể có kết quả ngay.
Theo CNBC, Nga đang xuất khẩu 5 triệu thùng dầu/ngày. Các thành viên OPEC là Saudi Arabia, Iraq, Kuwait và UAE căng hết công suất cũng chỉ bù thêm được 2 triệu thùng.
Ở hướng khác, Mỹ đang đàm phán với Venezuela để gỡ cấm vận lên dầu của nước này, nhưng kể cả thành công, Venezuela cũng chỉ có thêm được 100.000 thùng/ngày. Chuyên gia Vandana Hari của Vanda Insights kết luận: "Chắc chắn không có gì bù đắp được sự gián đoạn nguồn cung từ Nga".
Nhật báo phố Wall cho biết, Đạo luật Jones được thông qua từ thế kỷ trước giới hạn số lượng tàu chở dầu được phép vận chuyển hàng giữa các cảng của Mỹ. Vì vậy, việc mua bán dầu giữa 2 đầu Đông - Tây của Mỹ bị giới hạn nên các công ty nhập khẩu phải tìm kiếm các nguồn hàng khác nhau, trong đó có từ Nga. Cũng chính việc Mỹ trừng phạt lên dầu của Venezuela và Iran đã khiến dầu từ Nga trở thành nguồn thay thế nổi lên trong những năm gần đây.
Để chuẩn bị cho việc thiếu hụt nguồn cung, một tuần trước, Mỹ cùng các nước thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) như Nhật và châu Âu đã nhất trí mở van dự trữ dầu. Tuy nhiên, các báo ước tính, lượng dầu được bơm bổ sung này tương đương 2 triệu thùng dầu/ngày và cũng sẽ chỉ kéo dài được trong một tháng.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: lấy lại đà tăng
Cửa hàng xăng dầu ở Vũng Tàu bị tạm dừng 5 trụ bơm do có dấu hiệu gian lận